Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xã có 120 người tình nguyện hiến giác mạc

Thứ tư, 07:23 29/04/2015 | Y tế

GiadinhNet - Chúng tôi rất ấn tượng khi đến thăm các thôn của xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Vào hè, hai bên con đường quanh co uốn lượn vào làng xanh mướt mát bóng cây. Một điều rất ấn tượng ở mảnh đất nông thôn này là có đến hơn 120 người tự nguyện đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời cho người bị mù lòa.

 

Cụ Hồng Nhã lật những trang ghi danh sách các Chi hội Chữ thập đỏ có nhiều người đăng ký hiến giác mạc. 	Ảnh: Quốc Kỳ
Cụ Hồng Nhã lật những trang ghi danh sách các Chi hội Chữ thập đỏ có nhiều người đăng ký hiến giác mạc. Ảnh: Quốc Kỳ

 

Để lại phúc đức cho con cháu

Đến thôn Thạch Nham Tây, chúng tôi gặp ông Trần Công Tương- thành viên Hội Chữ thập đỏ của thôn. Ông Tương cho hay, khi vận động người dân tham gia hiến tặng giác mạc, chúng tôi nói với bà con bằng lời lẽ gần gũi, dễ hiểu, chân thành nhất: “Các ông bà khi qua đời, thân xác sẽ trở thành “cát bụi”, nhưng nếu giác mạc của mình được hiến tặng sẽ đem lại ánh sáng cho người khác. Đây là điều rất nhân văn, để lại phúc đức cho con cháu mình sau này! Các ông, bà mất đi, nhưng qua một người khác, đôi mắt mình vẫn nhìn thấy quê hương, đất nước, vẫn nhìn được con cháu làm ăn… Đó chẳng phải là điều hạnh phúc nhất sao?!”.

Tuy nhiên, ban đầu nhiều người còn e ngại bởi quan niệm “con người khi chết đi là đầu thai sang kiếp khác, nếu không giữ được đôi mắt thì khi đầu thai sẽ bị mù lòa, không thấy đường lên thiên đàng”(?!). Ngoài ra, do chưa hiểu tường tận nên họ vẫn cho rằng, hiến giác mạc là bị “bóc” đi cả đôi mắt của người thân đã khuất nên họ rất ái ngại. Nhưng khi được giải thích ngọn ngành, thấu tình, đạt lý, bà con đã hiểu, đây là một nghĩa cử đẹp và không hề ảnh hưởng gì tới vẻ bề ngoài của người đã khuất.

“Mấy năm trước, khi vợ chồng tôi quyết định tham gia hiến tặng giác mạc thì gặp phải sự phản đối kịch liệt của các con. Chúng đưa ra lý lẽ: “Người đã khuất mà bị lấy đi đôi mắt thì linh hồn không thể siêu thoát được”(?!). Tôi phải dùng kiến thức để thuyết phục các con: “Hiến giác mạc không phải là lấy nguyên đi con mắt, bác sĩ chỉ lấy đi mảnh giác mạc mỏng, trong suốt ở đầu con ngươi mà thôi. Nếu một người vào cõi hư vô mà còn có thể mang lại niềm vui nhìn thấy ánh sáng cho hai người mù thì tại sao chúng ta lại không tự hào mà thực hiện điều đó?”, ông Tương chia sẻ.

Trước lý lẽ thuyết phục, các con  ông dần nhận ra việc làm ý nghĩa này và đồng ý để bố mẹ viết đơn tham gia tình nguyện hiến tặng giác mạc. Ngày 26/11/2009, ông bà hoàn tất thủ tục hiến giác mạc của mình. Theo ông Tương, nhờ kinh nghiệm vận động gia đình mà ông đã thành công trong việc kêu gọi người dân thôn Thạch Nham Tây tham gia chương trình.

Đến nay, riêng thôn Thạch Nham Tây đã có hơn 10 người đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó có ba cặp vợ chồng. Nhiều người trong thôn vẫn tiếp tục đến nhà ông Tương để nhờ đăng ký làm thủ tục. “Chỉ cần mình giải thích đây là việc nghĩa, lại không ảnh hưởng đến bản thân lúc qua đời thì mọi người không còn lo ngại”, ông Tương nói.

Người đàn ông này từng làm Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ thôn Thạch Nham Tây trong gần 20 năm liền. Các phong trào nhân đạo khi được phát động, ông và gia đình đều nhiệt tình tham gia. “Tôi có 12 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Khi sống, tôi mong những giọt máu của mình cứu sống được người bệnh và khi chết tôi cũng mong mình có thể trao tặng lại ánh sáng cho những người không may mắn bị mù lòa…”, ông Tương bộc bạch.

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”

Ông Hồ Thêm (bên phải) cho biết cảm tưởng của mình khi đăng ký hiến giác mạc.

Ông Hồ Thêm (bên phải) cho biết cảm tưởng của mình khi đăng ký hiến giác mạc.

 

Ông Tương đưa chúng tôi ra cánh đồng hóng gió, chiều miền trung du êm ả, bình yên. Tình cờ, chúng tôi gặp ông Hồ Thêm (71 tuổi) cùng vợ là bà Trần Thị Xuyến (69 tuổi), đang cắt rau lang bên đường. Khi được hỏi về phong trào hiến tặng giác mạc của địa phương, cả hai ông bà vui vẻ bộc bạch: “Vợ chồng tôi đăng ký hiến giác mạc mấy năm nay rồi! Tôi đã dặn dò các con rằng, ngay sau khi cha hay mẹ qua đời, các con phải báo cho ngành chức năng biết để thực hiện di nguyện của cha mẹ. Sau này qua đời, giác mạc của mình giúp được cho người khiếm thị thì hạnh phúc biết nhường nào…”.

Còn ông Lê Tiến Trình – một người dân trong thôn Thạch Nham Đông thì bộc bạch: Người khiếm thị vốn đã thiệt thòi nhiều, cứ nghĩ đến việc giúp được họ là tôi hạnh phúc lắm. Gia đình mình nếu chẳng may lỡ có người mù lòa, chắc chắn cũng sẽ có người sẵn sàng hiến giác mạc giúp đỡ như mình đã làm vậy. Cá nhân tôi đã vận động được ba người khác tham gia. Chừng nào còn sống, tôi còn đi vận động bà con.

Cụ Hồng Nhã (74 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hòa Nhơn cho hay, hàng tháng, Hội Chữ thập đỏ xã đều mời các bác sỹ về khám mắt miễn phí cho những người tình nguyện hiến giác mạc ở Trạm xá xã. Ai có bệnh về mắt đều được giới thiệu đến Bệnh viện Mắt Đà Nẵng thăm khám. Từ ngày tình nguyện đăng ký hiến giác mạc, những người nông dân làm việc nghĩa này cũng có ý thức hơn trong việc chăm sóc đôi mắt của mình, bởi đôi mắt ấy bây giờ không còn là của riêng họ, mà còn dành cho người nhận - những người đang đón chờ ánh sáng vào một ngày nào đó.

Từ 2009, khi Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động phong trào hiến giác mạc thì người dân xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bắt đầu tham gia. Khi ấy, người dân còn rụt rè, nhưng nhờ sự vận động, tuyên truyền nên bà con đã mạnh dạn bước qua định kiến. Đến nay, 7 thôn trong xã đã có 120 người tình nguyện tham gia hiến giác mạc khi qua đời. Người hiến giác mạc lớn nhất 72 tuổi, ít nhất là 45 tuổi. Đặc biệt, trong số 120 người tình nguyện hiến giác mạc, có đến 9 cặp vợ chồng.

 

Giác mạc của một người sẽ đem lại ánh sáng cho hai người

Theo thống kê của ngành Y tế, hiện toàn quốc có khoảng trên 30.000 người mù lòa cần ghép giác mạc. Các chuyên gia y tế cho hay, kỹ thuật ghép giác mạc tại Việt Nam đã có đủ điều kiện như trang thiết bị, nhân viên y tế có tay nghề. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất với những người mù lòa là thiếu nguồn giác mạc để ghép.

Hiện chưa có giác mạc nhân tạo, bởi vậy nguồn giác mạc duy nhất để những người mù lòa có thể nhìn thấy ánh sáng là nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của những người hiến tặng. Vì vậy, ngành Y tế đã phát động phong trào hiến tặng và tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến tặng giác mạc, bộ phận cơ thể người trong cả nước để ngày càng có nhiều hơn những người hiến tặng giác mạc, bộ phận cơ thể người vì mục đích nhân đạo, cứu chữa người bệnh hoặc nghiên cứu y học. Các chuyên gia Ngân hàng Mắt cho hay, việc thu nhận ghép giác mạc chỉ khi người tự nguyện hiến đã qua đời. Giác mạc chỉ là một lớp màng mỏng nhỏ trong suốt. Người hiến khi qua đời sẽ được các bác sỹ lấy giác mạc mà không làm thay đổi khuôn mặt, mắt. Một người hiến giác mạc có thể đem lại ánh sáng cho hai người mù.

Lê Yên

Quốc Kỳ/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đang đá bóng, nam sinh ở Hà Nội nhập viện gấp vì tai nạn ở vùng kín

Đang đá bóng, nam sinh ở Hà Nội nhập viện gấp vì tai nạn ở vùng kín

Y tế - 26 phút trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tinh hoàn bên phải của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, vỏ bao tinh hoàn bị rách, có máu tụ lớn trong bìu sau khi bị bóng đập trực tiếp vào hạ bộ.

Bệnh nhân 17 tuổi bị nhồi máu não, thừa nhận phạm sai lầm nhiều người Việt dễ mắc phải

Bệnh nhân 17 tuổi bị nhồi máu não, thừa nhận phạm sai lầm nhiều người Việt dễ mắc phải

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân 17 tuổi bị đau đầu, chóng mặt tự mua thuốc về uống nhưng không khỏi, đến khi nhập viện phát hiện bị nhồi máu não.

Cứu sống bệnh nhân 60 tuổi ở Hải Dương bị dập nát hai chân do tai nạn giao thông

Cứu sống bệnh nhân 60 tuổi ở Hải Dương bị dập nát hai chân do tai nạn giao thông

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bị tai nạn giao thông, người phụ nữ 60 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát đùi, cẳng và hai bàn chân.

Bé trai ở Hà Nội đi cấp cứu với 2 miếng sắt thang cuốn găm sâu vào chân

Bé trai ở Hà Nội đi cấp cứu với 2 miếng sắt thang cuốn găm sâu vào chân

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng mũi bàn chân bị hai tấm sắt cắm sâu vào, tổn thương rất phức tạp, xuyên từ trước ra sau, bầm dập nhiều.

Khó thở, yếu cơ, người đàn ông 52 tuổi được chẩn đoán bệnh thoái hóa bột hiếm gặp

Khó thở, yếu cơ, người đàn ông 52 tuổi được chẩn đoán bệnh thoái hóa bột hiếm gặp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc amyloidosis transthyretin di truyền (hATTR), một bệnh lý hiếm gặp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện gấp do sai lầm tai hại khi chữa táo bón

Người đàn ông nhập viện gấp do sai lầm tai hại khi chữa táo bón

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau nhiều lần tự thụt tháo để làm sạch đại tràng, điều trị táo bón, bệnh nhân bị đau dữ dội kèm chảy máu nên được đưa đi cấp cứu.

Gặp nạn khi đang bơm bóng bay, người đàn ông phải cắt cụt chi, tiên lượng nặng

Gặp nạn khi đang bơm bóng bay, người đàn ông phải cắt cụt chi, tiên lượng nặng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi đang bơm bóng bay trong dịp Tết, bình khí hydro bất ngờ phát nổ khiến bệnh nhân chấn thương nặng, rơi vào hôn mê.

Cứu sống nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch

Cứu sống nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi đang đi du lịch tại Quảng Ninh, nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ đã phải nhập viện cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim cấp.

Người đàn ông bụng to như chửa sau 3 năm thường xuyên bị táo bón

Người đàn ông bụng to như chửa sau 3 năm thường xuyên bị táo bón

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt, thể trạng gầy, đau bụng âm ỉ, bí trung đại tiện, vùng hạ vị xuất hiện khối bất thường nổi gồ trên thành bụng.

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Y tế - 6 ngày trước

Hơn 1 tháng đầu năm, Đà Nẵng ghi nhận 245 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong.

Top