Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai: Cần lấp đầy “khoảng trống” khi nhu cầu ngày càng tăng cao
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, việc xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) sẽ giải quyết khoảng trống thiếu hụt phương tiện tránh thai và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS của người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội và sự bền vững của công tác dân số ở nước ta hiện nay.

Sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, chất lượng để đạt được hiệu quả tránh thai một cách tốt nhất. Ảnh minh họa
Nhu cầu về phương tiện tránh thai ngày càng tăng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027-2028. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai cũng tăng. Hơn nữa, thực trạng tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn trước kia, đồng thời tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm dẫn đến nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai cũng có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu chưa được đáp ứng về các dịch vụ KHHGĐ cũng như sử dụng các phương tiện tránh thai còn lớn.
Chia sẻ về vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến "Xã hội hóa và đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai" do Báo Gia đình & Xã hội phối hợp với Ban Quản lý Đề án 818 tổ chức ngày 18/12, ông Nguyễn Kim Xuân Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ, song tập trung ở một số nguyên nhân chính như: Tác động của đầu tư kinh phí chưa phù hợp.
Theo đó, kinh phí cho chương trình DS-KHHGĐ liên tục giảm và giảm nhiều trong những năm gần đây. Lộ trình giảm kinh phí đầu tư chưa cân xứng với nhu cầu KHHGĐ đang tăng (do tổng số người bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn tăng theo đà tăng dân số). Mặt khác, việc giảm đầu tư kinh phí cũng chưa tương xứng với việc phát triển thị trường cung cấp phương tiện tránh thai.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Kim Xuân Nam, trong giai đoạn vừa qua, chương trình mới tập trung vào nhiệm vụ giảm sinh, do đó đối tượng chính được đầu tư và khuyến khích là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Ở nhiều nơi, đối tượng chưa kết hôn, vị thành niên và thanh niên còn chưa được chú ý trong cung cấp dịch vụ, thiếu các phương thức cung cấp dịch vụ thân thiện với các đối tượng này.
Ngoài ra, vẫn còn những rào cản, vướng mắc trong việc phát triển thị trường phương tiện tránh thai như các quy định về nhập khẩu, lưu thông phân phối phương tiện tránh thai. Nguyên nhân này hiện đang được các cơ quan chức năng tích cực khắc phục.
Theo ông Nguyễn Kim Xuân Nam, việc thiếu hụt phương tiện tránh thai sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng tránh thai và hậu quả tất yếu là không khống chế được mức sinh, ngoài ra còn làm tăng nạo phá thai và hậu quả là tăng tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em. Theo một nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA), nếu thiếu 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng) trong việc hỗ trợ phương tiện tránh thai sẽ dẫn đến hậu quả làm tăng thêm 360.000 ca có thai ngoài ý muốn; 150.000 ca nạo phá thai; 800 ca tử vong mẹ và 11.000 ca tử vong trẻ sơ sinh.
Xã hội hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường
Tại buổi giao lưu, ThS.BS Phạm Hồng Quân, Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818 (Tổng cục Dân số) cho biết, trước đây người dân thực hiện chính sách KHHGĐ có nhu cầu về phương tiện tránh thai đều được Nhà nước cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, hiện nay việc các đối tượng được cấp miễn phí phương tiện tránh thai đã được thu hẹp quy định. Mặt khác, kinh phí để mua phương tiện tránh thai cấp miễn phí trước năm 2010 về cơ bản là được tài trợ từ các nguồn vốn nước ngoài (ODA), song từ năm 2011 đến nay Việt Nam đã đạt được thu nhập bình quân đầu người tăng ở mức trung bình khá nên không còn thuộc diện được nhận viện trợ từ các nguồn vốn ODA.
Theo thống kê, đến nay, ngân sách Nhà nước cấp để mua phương tiện tránh thai khoảng từ 35-45 tỷ đồng/năm (đạt 10% so với nhu cầu) và đang có xu hướng giảm dần. Như vậy, đây là một khoảng trống trong việc đáp ứng đầy đủ kịp thời, đa dạng các phương tiện tránh thai trong bối cảnh nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao.
Để giải quyết khoảng trống này, ThS.BS Phạm Hồng Quân nhấn mạnh: "Việc xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ/SKSS; cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đây được coi là một trong những giải pháp huy động, đóng góp của xã hội, tăng đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số được Đảng và Nhà nước giao phó".
Theo ThS.BS Phạm Hồng Quân, nhận thức được tầm quan trọng của việc xã hội hóa, ngày 12/3/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (gọi tắt là Đề án 818). Đến nay, qua 4 năm triển khai, Đề án 818 đã đạt được nhiều kết quả bước đầu, góp phần cung cấp các sản phẩm, hàng hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ có chất lượng đến với người dân.
Chẳng hạn, tính đến nay, có 13 sản phẩm phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản chất lượng đã được đưa vào kênh phân phối xã hội hóa. Thông qua Đề án, khoảng 7,6 triệu đơn vị sản phẩm là các phương triện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản đã được cung cấp tới những đối tượng có nhu cầu. Giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước gần 51 tỷ đồng; huy động được ngân sách địa phương cho việc triển khai các hoạt động xã hội hóa là 45,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tăng thu nhập cho hệ thống phân phối sản phẩm xã hội hóa cụ thể là các cán bộ y tế dân số cơ sở khoảng hơn 15,2 tỷ đồng…
Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa đến năm 2030
Theo ThS.BS Phạm Hồng Quân, trên cơ sở những kết quả đã đạt được của Đề án 818, ngày 25/2/2019, Bộ Y tế đã có Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030. Đề án có 6 nhiệm vụ chính, trong đó, tập trung vào 2 nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, tuyên truyền vận động, cung cấp thông tin tạo môi trường xã hội đồng thuận, thúc đẩy, phát triển thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thị trường cung cấp dịch vụ và triển khai Đề án. Ví dụ như, thường xuyên cung cấp thông tin, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, tổ chức các hội thảo chuyên đề, cung cấp thông tin cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và đoàn thể; thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ truyền thông, giao lưu trực tuyến với độc giả…
Bên cạnh đó, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và phát triển sản phẩm, dịch vụ của Đề án. Chẳng hạn, trên các cơ sở, chính sách đã được ban hành về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản nói riêng cần thí điểm các mô hình khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị tư nhân tham gia sản xuất, nhập khẩu, phân phối các sản phẩm Đề án.
Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818 cho biết thêm, tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Đề án 818 giai đoạn 2016 - 2019 và triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về Đề án 818 mở rộng được tổ chức cách đây không lâu, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú đã có kết luận và chỉ đạo đối Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố. Cụ thể, đối với những tỉnh, thành phố chưa phê duyệt Đề án 818 cần khẩn trương tham mưu cho Sở Y tế để phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai.
Đối với những tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án 818 ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh phân phối các sản phẩm mở rộng những nội dung mới theo quyết định được phê duyệt thì cần phải tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền để mở rộng triển khai có hiệu quả đề án nêu trên.

ThS.BS Phạm Hồng Quân, Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818.
Theo ThS.BS Phạm Hồng Quân, Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818, sau 2 tháng Đề án 818 mở rộng được phê duyệt, ngày 4/4/2019, Bộ Y tế có Công văn số 1801 gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành xây dựng và tổ chức triển khai Đề án 818 đáp ứng tình hình mới. Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, thành phố, đến nay, đã có 47/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án, trong đó Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án /Kế hoạch là 37 tỉnh, thành phố. Có 10 tỉnh, thành phố do Sở Y tế phê duyệt Đề án/Kế hoạch. Có thể kể một số tỉnh, thành đã thực hiện tổ chức triển khai Đề án bước đầu đạt hiểu quả đáng khích lệ như: Nghệ An, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, TPHCM, Tiền Giang, An Giang... Còn 16 tỉnh, thành phố hiện đang xây dựng và trình phê duyệt Đề án.
Mai Thùy

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcDị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcỞ giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triểnGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.