Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xâm nhập khu rừng “ma”

Thứ tư, 10:13 04/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Trong khu rừng âm u, vắng lặng, lờ mờ hiện lên những chiếc quan tài được bọc nhôm, nằm cách mặt đất khoảng 70-80cm. Càng đi sâu vào trong, thứ mùi hăng hắc càng xông lên nồng nặc. Chưa kể, trên lớp cây cỏ mục nát là những khúc xương trắng lóa chỏng chơ, trông thật kinh hãi…

 

Những vật dụng được mang theo khi táng người chết.
Những vật dụng được mang theo khi táng người chết.

 

Vào rừng “ma” không được cười

Trước lúc vào khu rừng cấm, theo “thỏa thuận” với ông A B’lã, khi đặt chân vào đó,  chúng tôi phải thật nhẹ nhàng, không được nói, cười đùa kẻo đụng đến linh hồn người chết khiến “con ma nó thức giấc”.

Sau khoảng 10 phút đi bộ từ nhà ông A B’lã, chúng tôi cũng đặt chân đến khu mai táng của người Giẻ Triêng ở vùng Bắc Tây Nguyên này. Nhìn từ bên ngoài, đó là một khu rừng rậm rạp, âm u bởi cây cỏ và tre đan xen kín cả lối đi. Khu rừng nằm ngay đầu làng Vai Trang, cạnh con đường nhựa từ Quốc lộ 14 vào xã Đắk Long. Nhìn từ xa, khu này không có gì khác biệt so với những khu rừng xung quanh.

Ông A B’lã bảo chúng tôi đứng bên lề đường để ông tìm lối vào bên trong. Do đã lâu không ai vào nên ông A B’lã phải dùng dao phát quang lối đi. Khi vừa đặt những bước chân đầu tiên vào khu rừng, một cơn gió xào xạc thổi qua, những cành tre đan xen vào nhau kêu kẽo kẹt, khiến đang giữa trưa mà ai nấy nổi da gà, lông chân dựng ngược. Ông A B’lã giật mình lùi lại, nhìn xung quanh, tỏ vẻ sợ sệt. Cố lấy hết can đảm, chúng tôi khẽ giục A B’lã dùng dao phát bụi cây tiếp để bước sâu vào bên trong. Sau 15 phút hì hục luồn rừng, bị gai cây cào rách da thịt, chúng tôi cũng chạm trán chiếc quan tài treo đầu tiên. Cảm giác một mùi ghe ghê sộc vào mũi khiến chúng tôi rợn người.

Đi sâu thêm vài chục mét, chúng tôi như chôn chân, mở to mắt trước hình ảnh lờ mờ những  cỗ quan tài... lơ lửng dưới tán cây rừng. Trái với hình dung trước đó, táng treo không phải là “treo người chết bằng dây lên cây rừng” mà thay vì đào huyệt chôn dưới đất, người Giẻ Triêng dùng 2 hoặc 4 cọc gỗ đỡ quan tài trên mặt đất.

Vào khu rừng, nơi được gọi là “nghĩa địa treo” của người Giẻ Triêng, dù không sợ “con ma” bắt đi như ông A B’lã hay người dân ở đây nói nhưng thật sự, một cảm giác rờn rợn, rùng mình cứ bao quanh tâm trí chúng tôi. Đến như ông A B’lã, đã vào đây nhiều lần, nhưng mỗi khi đạp gãy cành cây, ông cũng giật mình, nhìn chúng tôi rồi thảng thốt: “Cẩn thận kẻo ma nó biết”.

Vừa rón rén đưa chúng tôi khám phá khu mai táng treo của người Giẻ Triêng, ông A B’lã vừa giục nhanh chân để còn về. Khi tôi ngỏ ý chụp bức ảnh ông bên cạnh một cỗ quan tài đã bị sập xuống đất, ông A B’lã tái nhợt cả mặt, ông chỉ dám đứng cách xa vài ba mét chứ không dám lại gần. “Đó là điều cấm kị, nếu ai đụng vào quan tài là dễ bị con ma bắt bệnh, thậm chí là bắt chết”, ông A B’lã nói.

Khảo sát một vòng xung quanh khu rừng, chúng tôi thấy, chỉ còn gần 10 cỗ quan tài được bao bọc bằng vỏ nhôm là tương đối lành lặn, những chiếc quan tài gỗ, gần như đã bị mục nát, sập xuống đất, xương người rơi vãi khắp nơi hoặc bị thú rừng mang đi đâu hết. Theo ông A B’lã, ngày xưa, khu rừng này không một ai dám vào trừ khi an táng người chết. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, thì thỉnh thoảng có một vài đoàn khách ở nơi khác về đây cũng ghé thăm vì tò mò, hoặc vì khảo sát gì đó. “Người Kinh ở nơi xa nên không sợ con ma, chứ người Giẻ Triêng sợ bị ma bắt lắm”, ông A B’lã run rẩy.

Bí ẩn về những chiếc quan tài treo

Hai chiếc quan tài của ông A B’rót và bà Y Bay. Ảnh: P.B
Hai chiếc quan tài của ông A B’rót và bà Y Bay. Ảnh: P.B

 

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông A B’lã không biết khu rừng này được tổ tiên mai táng người chết từ khi nào. Ông chỉ biết khi sinh ra đã được người lớn dặn không được vào đây và đến gần cũng là điều cấm kị.

Lần mò hồi lâu trong “nghĩa địa treo” này, chúng tôi bắt gặp một số cỗ quan tài bằng gỗ tròn vẫn còn nguyên vẹn. “Chúng nặng phải 4 người mới có thể khiêng được. Trước đây không có vỏ nhôm, vỏ tôn thì khi có người gần chết, già làng sẽ cử những thanh niên lực lưỡng nhất vào rừng sâu tìm cây gỗ tốt, sau đó đốn ngã, rồi khoét rỗng bên trong để làm áo quan”, ông A B’lã kể.

Tại nghĩa địa này, có thể thấy, hầu hết những chiếc quan tài được treo cách đất không quá 80cm. Lý giải điều này, ông A B’lã cho rằng, phải làm như thế “cho con ma tiện bề đi lại”. Với người Giẻ Triêng ở Vai Trang, người sống ứng xử với người chết như ứng xử với một đấng siêu nhiên, có sức mạnh vạn năng khiến người sống vừa thuần phục, vừa sợ hãi. Do vậy, dù rất thương nhớ người thân đã chết nhưng khi đã đưa họ vào “rừng ma” rồi thì không ai dám đặt chân tới để thăm mộ nữa.

Ông A B’lã nói rằng, trước đây, khi có người chết rồi đưa vào “treo” trong khu rừng này thì không ai dám lại gần, vì thứ nhất là sợ, thứ nữa là mùi hôi thối của xác người phân huỷ bốc lên nồng nặc. Ngày nay, người Giẻ Triêng không “táng treo” nữa mà họ làm nhà mồ, xây gạch bao quanh quan tài.

Ông A B’ lã chỉ cho chúng tôi thấy hai chiếc quan tài lành lặn, đẹp nhất nằm song song nhau, đầu hướng thẳng về phía làng Vai Trang, ông cho biết đây là cặp quan tài của vợ chồng ông A B’rót - Y Bay. Bộ quan tài bằng nhôm, được treo trên 4 cọc gỗ kiên cố to bằng bắp đùi người lớn, cho thấy người nằm trong đó thuộc gia đình giàu có bậc nhất trong làng. Tuy nhiên, một trong hai cỗ quan tài bằng nhôm này đã bị sụp xuống đất. “Ở đây thời tiết luôn ẩm ướt quanh năm, mưa cũng nhiều nên các thanh gỗ đỡ quan tài cũng đã mục nát. Hơn nữa, cả chục năm rồi, bị sụp là điều đương nhiên”, ông A B’lã giải thích.

Quan sát phía dưới những cỗ quan tài thấy lỉnh kỉnh các đồ vật mà gia đình chia cho người chết đem về thế giới bên kia sử dụng. Thường là hai chiếc ghè rượu và quần áo, vật dụng mà khi sống họ hay dùng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông A B’rót và bà vợ Y Bay là những người cuối cùng được mai táng theo hình thức treo như thế này. Vì con cái họ khá giàu có nên bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua quan tài bằng nhôm cho bố mẹ. Và theo tục lệ của người Giẻ Triêng, ngày xưa, khi gỗ còn nhiều thì sẽ được táng trong một thân cây gỗ tốt. Sau này, do gỗ hiếm dần nên người dân chuyển sang dùng quan tài bằng nhôm hoặc vỏ sắt.

Tìm hiểu qua người Giẻ Triêng, chúng tôi được biết họ chọn cách táng treo vì quan niệm “người chết sẽ tiện bề đi lại, rồi về thăm người nhà, được ăn uống cùng gia đình”. Về mặt tâm linh thì họ quan niệm như vậy, nhưng mỗi khi nhắc đến khu rừng cấm này hoặc nói đến ma thì họ lại rất sợ bị... trừng phạt và bắt bệnh phải chết. Một điều mà A B’lã tiết lộ thêm, là không phải ai cũng được táng treo và trong khu rừng này đã có nhiều câu chuyện ma mà cha ông kể lại rất rùng rợn…

 

Với người Giẻ Triêng, người chết có sức mạnh vô hình

Trong những ngày tiếp cận với văn hóa của cộng đồng người Giẻ Triêng ở vùng Bắc Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy họ có niềm tin tuyệt đối vào tâm linh, nhất là linh hồn người đã chết. Đó cũng là nguyên nhân vì sao họ lại sợ “ma” như vậy. Họ sợ “con ma rừng” bắt bệnh, bắt chết, bắt trâu bò, lợn heo đi mất.

Già làng A Rap nói rằng, quan niệm của người Giẻ Triêng, khi con người chết đi thì họ có một sức mạnh ghê gớm. Họ được sự giúp sức của thần rừng, thần núi và có thể làm bất cứ việc gì, cho dù nó siêu nhiên đến đâu. Đó là lý do vì sao mà vì sao những người Giẻ Triêng không bao giờ dám làm những người chết, những linh hồn bị “phật ý”.

Ngay trong khu rừng cấm đối với người Giẻ Triêng ở làng Vai Trang, khi chúng tôi trò chuyện với ông A B’lã, ông cứ bảo “về thôi, về thôi”. Hỏi ra thì ông nói rằng, ở trong này việc nói chuyện sẽ làm kinh động, khiến cho “các con ma” thức dậy. Mà điều đó thì đồng nghĩ là ông A B’lã sẽ bị… trừng phạt.

Với người Giẻ Triêng, từ thời xa xưa thì chỉ có mỗi hình thức là “thiên táng”. Nghĩa là khi người chết đi, làng sẽ đưa người chết vào chiếc quan tài, sau đó đưa vào rừng, đóng cọc và để trên mặt đất. Còn bây giờ, do cuộc sống văn minh và sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, người dân đã chuyển sang hình thức địa táng.

Khi táng treo, người Giẻ Triêng chọn những ngọn núi cao nhất, cây rừng lớn nhất và nơi mà họ xem là linh thiêng nhất. Họ quan niệm, càng táng người thân ở nơi cao thì họ càng dễ siêu thoát, từ trên cao sẽ quan sát mọi thứ,  về nhà, về buôn làng. Ngoài ra, các đồ tùy táng được chôn theo rất nhiều bao gồm cả đồ dùng và vũ khí cũng thể hiện ý niệm về cuộc sống bất tử của linh hồn ở thế giới bên kia.

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

(Còn nữa)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 20 phút trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Top