Xét xử lưu động chỉ thỏa mãn tính tò mò
Theo cựu chánh tòa hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế, xét xử lưu động là tàn dư của tư duy phong kiến, việc đưa bị cáo ra xét xử trước hàng trăm, hàng nghìn người là vi phạm quyền con người.
Xét xử lưu động được xem là hình thức xét xử công khai với mức độ rộng rãi hơn tại trụ sở tòa án với mục đích được nhiều vị thẩm phán nói rằng để tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người tham dự phiên tòa, qua đó giáo dục pháp luật trong cộng đồng.
Nhưng theo tôi, xét xử lưu động chẳng qua là tàn dư của tư duy phong kiến. Nó gây tốn kém tiền của và nhiều hệ lụy khác mà không thể đong đếm. Nhiều người từng là thẩm phán hay cán bộ tòa cũng nhận thấy xét xử lưu động không còn hiệu quả, không đạt được mục đích chính là “tuyên truyền, giáo dục pháp luật” mà chỉ thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ của người dân.
Với các bị cáo, dù phiên tòa có thể chưa bắt đầu nhưng bị cả "biển người" bàn tán cũng coi như đã nhận bản án sớm. Có nghi can ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam tự tử ngay trước khi ra phiên tòa xét xử lưu động được mở. Có bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng nhưng biết bị xét xử lưu động đã bỏ trốn. Nhiều người nhà bị cáo từng đề nghị tòa đừng đưa ra vụ án xét xử lưu động tại địa phương vì họ rất xấu hổ, ảnh hưởng việc sinh sống sau này.
Chưa kể trong quá trình thẩm vấn, có vụ người nhà nạn nhân vì bức xúc cầm dao lao vào đâm bị cáo trước vành móng ngựa, có vụ gây náo loạn khiến nhà chức trách phải huy động cả một trung đoàn cơ động đến giải vây cho HĐXX... Bên cạnh đó, tính uy nghiêm của một phiên tòa bị giảm đi ít nhiều tại các phiên xử lưu động khi âm thanh, phông màn đều tạm bợ...
Phiên tòa xét xử lưu động tại Trung tâm văn hóa huyện Văn Yên, Yên Bái.
Tôi tra cứu cả Hiến pháp lẫn Bộ luật tố tụng hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn của TAND Tối cao không thấy có quy định nào về xét xử lưu động. Bộ luật Tố tụng hình sự mới vừa được Quốc hội thông qua cũng không có. Vậy tòa án căn cứ vào quy định nào của pháp luật để xét xử lưu động? Trong khi đó, ai cũng biết nguyên tắc có tính pháp chế là cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp (tòa án) chỉ làm những gì pháp luật cho phép chứ không phải làm những gì pháp luật không cấm như đối với công dân.
Việc đưa bị cáo ra xét xử trước hàng trăm, hàng ngàn người nếu xét từ khía cạnh pháp quyền thì còn vi phạm quyền con người mà Hiến pháp đã ghi nhận.
Nếu cho rằng thông qua phiên tòa, tòa án còn có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật nhưng có nhất thiết chỉ xét xử lưu động mới tuyên truyền pháp luật được đâu. Không có phương pháp nào tuyên truyền pháp luật có hiệu quả hơn là tòa án hãy xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Mấy chục năm nay ngành tòa án đã tổ chức xét xử lưu động, nhưng chưa ai tổng kết, đánh giá tác dụng của xét xử lưu động như thế nào, ngoài việc lấy đó là tiêu chí bình xét thi đua.
Theo VnExpress
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 5 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 18 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 22 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 22 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án
Pháp luật - 22 giờ trướcGĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.
Phát hiện thêm hàng nghìn viên nén nghi ma túy dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Pháp luật - 22 giờ trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
Đứa cháu bất nhân (P cuối): Kẻ gian sát vách
Pháp luật - 23 giờ trướcGĐXH - Sau khi vụ đào mộ, trộm hài cốt xảy ra, Công an tỉnh Thanh Hoá đã huy động nhiều đơn vị cùng phối hợp phá án...
Bắt chủ 2 con chó becgie cắn tử vong bé gái 5 tuổi
Pháp luật - 1 ngày trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.