Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xoắn ruột ở trẻ em: Chỉ có 6 giờ để "cứu"

Thứ hai, 10:10 26/12/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nếu bị xoắn ruột, trẻ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nặng khi chưa được phẫu thuật kịp thời.

Thời gian có thể "cứu" đoạn ruột bị xoắn là 6 giờ kể từ khi có triệu chứng. Sau khoảng thời gian này, khả năng phải cắt bỏ ruột cũng như tử vong do sốc nhiễm trùng nhiễm độc là rất cao. BS. Đặng Thanh Tuấn, Khoa Hồi sức Ngoại, bệnh viện Nhi đồng 1,TPHCM khuyến cáo.
 

Nhiều trẻ phải cắt ruột vì đến viện muộn

Tại khoa Hồi sức Ngoại BV Nhi Đồng 1, TP HCM hiện có nhiều bệnh nhi đã được phẫu thuật do lồng hoặc xoắn ruột. Bệnh nhân nhỏ nhất mới chỉ 2 tháng tuổi là bé Hà Đức, trú tại quận 1, TP HCM. Theo lời của gia đình thì ngay khi thấy con nôn ói nhiều lần, dịch ói vàng như phân, kèm tiêu 3 lần ra máu đỏ, bé Đức được gia đình cho nhập viện. Tại đây, Đức được siêu âm bụng, kết quả cho thấy bé bị xoắn ruột 2 vòng theo chiều kim đồng hồ do ruột xoay bất toàn, hầu hết ruột non bị xoắn. Chỉ sau 3 giờ nhập viện, Đức đã được các bác sỹ tháo xoắn ruột. Rất may vì được phẫu thuật sớm nên đoạn ruột xoắn còn hồng nên bé Đức đã không phải cắt bỏ ruột.

Tương tự, bé Trí Minh, 5 tuổi được chuyển từ Tây Ninh lên bệnh viện Nhi đồng 1 với chẩn đoán xoắn ruột. Trước đó 2 ngày, Minh nôn ói dịch xanh, bụng chướng và được đưa đến nhập viện trong tình trạng sốc nặng, huyết áp tụt. Sau 3 giờ hồi sức chống sốc tích cực, Minh được chuyển mổ. Tuy nhiên vì thời gian bệnh nhân đến viện muộn nên các bác sỹ đã phải cắt bỏ khoảng 70cm ruột bị xoắn do dây dính đã tím đen.

 Một trường hợp đến viện muộn khác là  bé Minh Hùng, 12 tuổi, ngụ tại Bến Tre. Hùng bị đau bụng kèm nôn ói từ 24 giờ trước nhập viện. Sau khi siêu âm bụng, các bác sỹ phát hiện ngay xoắn ruột. Chỉ sau 1 giờ nhập viện, Hùng được phẫu thuật ngay, nhưng 60cm ruột đã không cứu được vì hoại tử tím đen nên các bác sỹ buộc phải cắt bỏ.

Bé Trung Dũng, 5 tháng tuổi, nhà ở Bình Thuận lại bị cắt 80cm ruột vì đến viện muộn do lồng ruột. Cũng gần giống như triệu chứng của xoắn ruột, bé Dũng cũng bị nôn ói nhiều lần, đi tiêu ra phân máu nhày. Đến ngày thứ ba vẫn không giảm triệu chứng này nên gia đình đưa con vào nhập viện. Tuy nhiên thay vì được bơm tháo lồng bằng hơi (không phải mổ) như những trường hợp nhập viện sớm, bé Dũng phải cắt bỏ toàn bộ khối lồng gồm hồi tràng - manh tràng đến đại tràng xuống.
 
Dấu hiệu nhận biết sớm

Theo BS. Đặng Thanh Tuấn, Khoa Hồi sức Ngoại, bệnh viện Nhi đồng 1, phương pháp tháo mổ xoắn ruột, lồng ruột không phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đến viện kịp thời (đặc biệt là với bệnh nhân xoắn ruột) vì thời gian có thể "cứu" đoạn ruột bị xoắn là 6 giờ kể từ khi có triệu chứng. Sau khoảng thời gian này, khả năng phải cắt bỏ ruột cũng như tử vong do sốc nhiễm trùng nhiễm độc là rất cao.  

Cũng theo BS Tuấn, lồng ruột thường gặp ở trẻ từ 3 - 9 tháng tuổi, khởi bệnh với 3 triệu chứng: Khóc thét (do đau bụng), nôn ói nhiều và tiêu phân nhày máu. Qua thăm khám và nhất là siêu âm bụng, các bác sỹ sẽ có chẩn đoán lồng ruột chính xác và kịp thời.

 Cũng giống như xoắn ruột, xử trí lồng ruột sẽ rất đơn giản là tháo lồng bằng hơi (em bé sẽ được bơm hơi qua ống thông đặt vào hậu môn với áp lực thích hợp để tháo lồng mà không cần phải mổ) nhưng động tác này phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên phương pháp này không thực hiện được đối với các trường hợp đến muộn (sau 48 giờ kể từ khi khởi bệnh), các bé có dấu hiệu nặng (có sốc) hoặc đã có biến chứng như thủng ruột. Lồng ruột đến muộn hoặc có biến chứng bắt buộc phải mổ và có khi phải cắt bỏ khối ruột bị lồng vào nhau.

Một số dấu hiệu nhận biết sớm mà cha mẹ không nên bỏ qua:

-Trẻ bỏ bú, quấy khóc, da tím tái.
- Khóc thét lên từng cơn.
- Những cơn đau bụng kéo dài từ 15-20 phút.
- Bụng chướng.
- Nôn dịch màu xanh, vàng.
-Đại tiện ra máu lẫn chất nhầy màu đỏ hoặc màu nâu, đen.
 
Thái Sơn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 11 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Top