Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xôn xao chuyện cụ bà thoát bại liệt nhờ... bơm xi măng sinh học vào đốt sống

Chủ nhật, 13:00 24/07/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các bác sĩ đã tiến hành bơm xi măng vào thân đốt sống ngực và lưng cho một bệnh nhân. Nhờ phương pháp hoàn toàn mới này, bệnh nhân hầu như bị bại liệt đã hồi phục và đi lại được.

Ngày 31/7, dư luận xôn xao trước thông tin xác nhận từ Bệnh viện Q. Thủ Đức (TP. HCM). Theo đó, ngay tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành bơm xi măng vào thân đốt sống ngực và lưng cho một bệnh nhân. Nhờ phương pháp hoàn toàn mới này, bệnh nhân hầu như bị bại liệt đã hồi phục và đi lại được.


Các bác sĩ BV Thủ Đức thực hiện ca bơm xi măng hi hữu

Các bác sĩ BV Thủ Đức thực hiện ca bơm xi măng hi hữu

Ca bệnh hy hữu

Theo các bác sĩ bệnh viện Thủ Đức, thời điểm nhập viện, cụ bà N.T.L (69 tuổi) phải nhờ người thân… khiêng vì không thể tự đi được. Theo thân nhân, cụ L. đột nhiên mất khả năng đi lại và phải nằm một chỗ do gần 30 ngày trước khi được đưa đến bệnh viện. Quá trình thăm khám và thực hiện các xét nghiệp (chụp X-Quang cột sống thắt lưng và MRI), các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh đã xác định cụ L. bị xẹp đốt sống ngực D11 và đốt sống lưng L1 trên nền bệnh lý loãng xương.

Với bệnh lý loãng xương nặng như của cụ bà T.L., nếu chỉ uống thuốc điều trị hay dùng các liệu pháp thông thường khó mang lại kết quả. Bởi vậy sau khi cân nhắc kỹ càng, các bác sĩ bệnh viện Thủ Đức đã quyết định sử dụng kỹ thuật… bơm xi măng vào thân đốt sống ngực D11 và đốt sống lưng L1. “Để thực hiện kỹ thuật này, cụ L đã được gây tê tại chỗ, các bác sĩ dùng Troca (kim chuyên dụng) xuyên qua da vào than đốt sống dưới định vị của máy DSA và bơm xi măng vào” - BS. Trương Long Vỹ - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh giải thích. Quyết định này đã được gia đình cụ bà L.T. đồng thuận, với mong muốn bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ bại liệt.

BS Vỹ cũng cho hay, ca phẫu thuật… bơm xi măng đã thành công sau 2 giờ thực hiện. “Phương pháp bơm xi măng vào thân đốt sống dưới định vị của máy DSA là phương pháp chính xác, an toàn và hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý xẹp đốt xương tương tự trường hợp của cụ L. Chỉ trong khoảng thời gian 4-6 giờ sau phẫu thuật, cụ L. đã bớt đau, tỉnh táo hoàn toàn, đi lại được và xuất viện ngay sau đó”, BS Vỹ cho biết thêm.

Chứng kiến hình ảnh cụ L. từ chỗ đau đớn, không thể tự đi lại bỗng nhiên đứng dậy... như chưa bao giờ gặp vấn đề bệnh lý loãng xương, chính những người có mặt tại bệnh viện Thủ Đức cũng tỏ ra kinh ngạc. Khi biết cụ T.L. vừa thoát bại liệt nhờ phương pháp... bơm xi măng vào đốt sống, nhiều người thậm chí còn không tin. Họ cùng chỉ trò bàn tán, rồi chụp cả hình cụ T.L. đăng lên mạng xã hội. Chỉ trong một thời gian ngắn, ca bệnh hy hữu này đã lập tức trở nên nổi tiếng.

Cứu cánh cho bệnh nhân loãng xương


Cụ bà may mắn thoát bại liệt nhờ “phương pháp mới”

Cụ bà may mắn thoát bại liệt nhờ “phương pháp mới”

Với người bị xẹp cột sống, việc điều trị cột sống là nhằm tái tạo lại hình dạng cột sống như ban đầu. Phương pháp bơm xi măng sinh học qua bóng là kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng áp dụng được.

Cụ thể trường hợp được chỉ định phẫu thuật là những người bị gãy, lún đốt sống do loãng xương, chấn thương không có chèn ép tủy, các dạng gãy hoặc hủy xương của các đốt sống. Cũng phương pháp này, trước đây không sử dụng bóng, các đốt sống bị xẹp chưa trở lại hình dáng ban đầu ngay do áp lực bơm chưa đủ. Nếu áp lực bơm quá mạnh có thể làm xi măng tràn ra gây biến chứng, do đó khó thực hiện. Với phương pháp dùng bóng đã thể hiện ưu điểm hơn hẳn với việc bệnh nhân chỉ cần gây tê, nên phù hợp với thể trạng của người cao tuổi.

PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Việt Đức cho biết: “Ưu điểm lớn nhất của phương pháp điều trị xẹp đốt sống bằng bơm xi măng qua bóng là tạo hình được thân đốt sống. Nếu phương pháp bình thường, các bơm xi măng chỉ vào các thớ, các bẹ xương, thì bơm xi măng bằng bóng đưa quả bóng vào thân đốt sống và ép quả bóng căng lên sẽ trả lại chiều cao của thân đốt sống. Phương pháp này khiến bệnh nhân không có u đốt sống sau này. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ có dáng đứng thẳng, được trả lại chiều cao của thân đốt sống”.

Đốt sống sau phẫu thuật trở lại hình dáng ban đầu sẽ trở nên bền vững, tránh được nguy cơ gù, trượt đốt sống về sau, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bác sĩ phải giám sát, hướng dẫn người bệnh tỉ mỉ về các phương pháp tập luyện cũng như lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo Tổ chức Chống loãng xương Thế giới, với khoảng 100 triệu người mắc bệnh loãng xương trên toàn thế giới, có khoảng 3 triệu người bị xẹp đốt sống và hơn 1/3 trở thành đau mạn tính. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ sau mãn kinh, người già trên 60 tuổi hay ở một số trường hợp hay dùng những loại thuốc giảm đau có tác dụng phụ làmloãng xương như corticoid. Tỷ lệ phụ nữ trên 50 tuổi mắc bệnh xẹp cột sống chiếm 25% và 40% đối với bệnh nhân từ 80 - 85 tuổi. Mặc dù xẹp đốt sống do loãng xương phổ biến ở phụ nữ nhưng cũng là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở nam giới lớn tuổi. Tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 1/4.

Thế Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 8 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top