Xu hướng thải độc tế bào giúp phòng ngừa ung bướu
GiadinhNet – Môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo sợ nhiễm độc dẫn đến ung thư. Mỗi năm ở nước ta có gần 80.000 người chết và 150.00 người mắc mới ung thư. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, bệnh sẽ còn gia tăng.
Tại Hội thảo khoa học “Giải pháp đánh thức hệ thống thải độc cơ thể phòng ngừa ung bướu” do Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư và Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI tổ chức tại Hà Nội chiều 13/12, GS.TS Nguyễn Bá Đức - nguyên Giám đốc bệnh viện K cho biết: Vấn nạn độc tố từ thực phẩm bẩn, môi trường và nguồn nước ô nhiễm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Nguyên nhân gây ra gần 80.000 người chết và 150.00 người mắc mới ung thư mỗi năm là do 4 nguyên nhân chính: 35% do thực phẩm chưa an toàn, 30% do thuốc lá, di truyền từ 5-10 % và còn lại là các nguyên nhân khác .
Con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Số tiền bảo hiểm y tế Việt Nam phải chi trả cho điều trị căn bệnh này cũng lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm (160.000.000 USD năm 2013). Chính vì vậy đưa ra những giải pháp dự phòng và tầm soát ung thư sớm ở Việt Nam là cực kì cần thiết và cần được đẩy mạnh trong thời gian tới.
“Có tới 1/3 bệnh ung thư có thể phòng được, mà, phòng bệnh và phát hiện sớm có thể giảm được 2/3 số tử vong. Tỷ lệ tử vong ở nhiều nước giảm nhờ phòng và phát hiện sớm trong các Chương trình phòng chống ung thư. Do đó, phòng bệnh ung thư giữ vị trí hàng đầu trong chương trình phòng chống ung thư” – GS Đức nhấn mạnh.
PGS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Y học Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết, các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư là rượu; chế độ ăn mặn; thịt đỏ; đồ nướng; đồ ăn nhanh; thức ăn, thức uống quá nóng, thừa cân béo phì. Các yếu tố góp phần giảm nguy cơ gây ung thư, chất xơ, rau củ quả, calci, cá, tỏi đen, selen, folate… Bởi vậy để giảm thiểu tỷ lệ mắc ung thư, bà Hương khuyến cáo người dân có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh và có kiến thức về thải độc cơ thể.
Cũng theo Viện trưởng Viện Y học Dự phòng, xu hướng các can thiệp dự phòng ung thư trong tương lai sẽ tập trung vào các yếu tố: Thứ nhất là kiến thức về gen của con người và công nghệ sinh học trong xử lý và điều chỉnh các gen gây ung thư. Thứ hai là tầm soát phát hiện sớm và một xu hướng mới đang được quan tâm tại các nước đang phát triển là bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt hoạt chất Sulforaphane, có tác dụng tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các độc tố.
PGS.TS Lê Thị Hương chia sẻ tại hội thảo
Các chuyên gia tại hội thảo khuyến cáo, hãy biết phòng chống ung thư ngoài việc ăn lành, uống sạch hãy tạo cho mình thói quen thải độc. Khi độc tố tích tụ trong cơ thể, nó sẽ gây mất kiểm soát các gốc tự do. Các gốc tự do này có xu hướng bao vây màng tế bào, khiến cho tế bào bị “ngạt”, không hô hấp và trao đổi được chất dinh dưỡng, khó đào thải được các cặn bã ra ngoài.Chính việc tích tụ độc tố lâu dần sẽ gây cản trở trao đổi chất của tế bào, dễ gây đột biến và là nguồn cơn của mọi bệnh tật nhất là ung thư. Giải pháp kích hoạt hệ thống thải độc làm việc tối đa công suất sẽ giúp đào thải kịp thời các độc tố, khiến chúng không còn cơ hội tích lũy qua năm tháng và tạo hàng rào bảo vệ tế bào để tránh nguy cơ bệnh tật.
Gần đây, Giáo sư Paul Talalay người Anh đã nghiên cứu và được cấp bằng sáng chế tại Mỹ công bố trong bông cải xanh (sup lơ) có chất chống oxi hóa, thải độc cơ thể rất tốt. Hợp chất BoroccoRaphanin có trong bông cải xanh giúp thải độc ở cấp tế bào, dự phòng ung thư và đã được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên chỉ ăn từ thực phẩm tự nhiên để có được đủ chất hợp BrcoccoRaphanin thì phải ăn rất nhiều. Bởi vậy cùng với việc ăn các thực phẩm tự nhiên, chúng ta có thể dùng hoạt chất này có trong các viên thuốc đã được bào chế từ các thực phẩm giàu chất hợpBrcoccoRaphanin. Hợp chất này có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra các chất oxi hóa nhằm thải độc từ cấp độ tế bào.
Tại hội thảo, CVI được lựa chọn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam ký nhận chuyển giao độc quyền nguồn nguyên liệu Broccoraphanin từ Tập đoàn Frutarom Thụy Sỹ thành sản phẩm thải độc cơ thể bảo vệ tế bào chuyên biệt DetoxGreen giúp tăng cường đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ở cấp độ tế bào, bảo vệ tế bào và gan khỏi các độc tố, giúp ngăn ngừa ung bướu và các bệnh mạn tính do độc tố gây ra.
Phương Thuận
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.