Xử lý khi bị côn trùng đốt: Không nên gãi nhiều
GiadinhNet - Một bệnh nhân ở Khánh Hoà vừa phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh, tụt huyết áp sau khi bị bọ xít đốt. Theo các chuyên gia, thời điểm này nhiều loại côn trùng sinh sản mạnh, khi đốt gây nguy hiểm cho người. Vậy phải làm gì khi bị côn trùng tấn công?
![]() |
Khi bị côn trùng đốt, bạn nên rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng. Ảnh minh họa. |
Bệnh nhân trên là ông Vũ Thành Nam, 42 tuổi, ngụ tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Theo GS.TSKH Vũ Quang Côn – Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, bọ xít hút máu người đã hoành hành ở 20 tỉnh, thành nước ta khiến nhiều người bị đốt. Đa số nạn nhân chỉ bị ngứa, sưng tấy tại vết đốt, nếu vết thương phù nề to có thể gây sốt. Chưa từng có bệnh nhân bị phản ứng nặng do bọ xít hút máu đốt. “Trường hợp ông Nam có lẽ là trường hợp đầu tiên bị nặng nhất trong cả nước từ trước đến nay”, GS Vũ Quang Côn nhận định.
Nói về loại bọ xít hút máu nguy hiểm, GS Côn cho hay: Có một loại bọ xít nguy hiểm là thủ phạm gây ra bệnh ký sinh trùng tại khu vực Mỹ La tinh. Khi bị đốt, chúng sẽ truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Bệnh có thể âm thầm kéo dài từ 10 - 12 năm rồi mới từ từ gây ra các bệnh. Nó ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh. Bệnh trở thành mạn tính sẽ dẫn đến tử vong do nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, nước ta đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định bọ xít hút máu người gây các bệnh nguy hiểm giống như loài bọ xít hút máu ở Mỹ La tinh.
TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho biết, cho đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do bọ xít hút máu truyền. Bọ xít hút máu người sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu.
Mùa hè là thời điểm vào mùa sinh trưởng của chúng. Chúng thường phát tán vào nhà, ẩn nấp trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ. Ban ngày chúng lẩn trốn, ban đêm ra hút máu người hay gia súc. Khi bọ xít đốt, tùy từng cơ địa của mỗi người, có người chỉ một vài ngày sau vết đốt sẽ khỏi. Nhưng với những người mẫn cảm với vết đốt côn trùng thì vết đốt sưng to, phù nề diện rộng, mưng mủ hoặc có thể bị sốt, nhất là trẻ em. Đáng chú ý là hiện tượng ngứa ở các vết đốt, nhất là các vết đốt có đường kính rộng khoảng 5-10 mm. Trong nhiều trường hợp vết đốt ở chân hoặc tay có thể dẫn tới hiện tượng không cử động được do vết đốt sưng to và phù nề rộng. Vị trí các vết đốt thường ở sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân...
Cũng theo GS Vũ Quang Côn, không chỉ bọ xít hút máu mà bất cứ côn trùng nào cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ tại chỗ do nọc độc hoặc các chất từ côn trùng bơm vào da. Biểu hiện là: Sưng nề, ngứa hoặc buốt tại chỗ bị đốt. Tổn thương sẽ hết trong vòng một ngày (nếu nhẹ). Nếu nhạy cảm với nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng, nặng là sốc phản vệ dẫn đến phù nề, khó thở, hạ huyết áp… Nếu không được xử lý và cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Làm gì khi bị côn trùng đốt?
Theo các chuyên gia, hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển mạnh, gây bệnh. Vì vậy để phòng tránh bị các loài côn trùng đốt, cắn, các gia đình cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nhà cửa, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những vị trí nhiều cây, kênh mương, ao hồ ở gần nhà ở. Tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào, kiểm tra quần áo trước khi mặc và giường chiếu trước khi nằm. Để tránh nguy hiểm đến tính mạng khi bị côn trùng đốt, cắn cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, nhất là với người cao tuổi và suy giảm miễn dịch.
GS. Vũ Quang Côn đưa ra một số lưu ý khi bị côn trùng đốt, cắn như sau:
- Rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối ngày 3 – 4 lần. - Dùng nước muối loãng 9%o chấm ngày 3 – 4 lần nếu là vết hồng ban hoặc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế co mạch, tránh loét. - Khi bị bọ xít hút máu đốt không nên gãi nhiều có thể gây nên vết thương hở da, bội nhiễm. Khi cơ thể có các phản ứng lạ như nổi mẩn toàn thân, khó thở, mệt, vết thương bị phù nề… cần đến ngay cơ sở y tế để khám. Tuỳ mức độ tổn thương sẽ chữa trị khác nhau nhằm hạn chế biến chứng xấu do nọc độc côn trùng gây ra. |
Hà My

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 44 phút trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Sống khỏe - 16 giờ trướcKhi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 18 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...