Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xử trí các bất lợi thường gặp khi dùng thuốc

Chủ nhật, 10:42 01/12/2019 | Sống khỏe

Thuốc là con dao hai lưỡi. Bên cạnh tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh, thuốc cũng gây ra những tác dụng không mong muốn...

Điều quan trọng là ứng phó với các bất lợi này như thế nào để việc dùng thuốc không bị gián đoạn, đáp ứng yêu cầu trị bệnh.

Hầu hết thuốc đều có tác dụng không mong muốn (ADR). Đừng từ chối điều trị chỉ vì đọc các thông tin từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi được thăm khám, các bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi kê đơn thuốc cho người bệnh. Về nguyên tắc, nhà sản xuất phải liệt kê tất cả các ADR có thể gặp phải của thuốc. Nhưng trên thực tế, nhiều người chưa gặp ADR nào khi dùng thuốc.

Những ADR được cho là phổ biến cũng không được gặp với tần suất lớn như nhiều người vẫn nghĩ. Chẳng hạn như, nếu đau đầu được liệt kê như là một ADR phổ biến, nghĩa là, nếu có 100 người uống thuốc, thì có khoảng 1-10 người bị đau đầu, đồng nghĩa là có 90-99 người trong số họ không gặp hiện tượng này. Các ADR phổ biến nhất của thuốc thường nhẹ, dễ xử lý và có khuynh hướng giảm dần khi cơ thể quen dần với việc dùng thuốc.

Xử trí các bất lợi thường gặp khi dùng thuốc - Ảnh 1.

Đau đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc.

Đau đầu: Các thuốc thường gây đau đầu chủ yếu là thuốc huyết áp amlodipin, thuốc mỡ máu atorvastatin, thuốc giãn mạch nitrate, thuốc chống trầm cảm sertralin... Để giảm đau đầu khi dùng thuốc này bệnh nhân cần nghỉ ngơi và uống đủ nước, tránh uống rượu. Có thể mát-xa đầu hoặc dùng thuốc giảm đau: Paracetamol 500mg uống mỗi 4-6 giờ có thể được dùng bởi hầu hết mọi người (trừ trường hợp viêm gan hoặc mẫn cảm với thuốc). Đến khám bác sĩ nếu tình trạng đau đầu trở nặng và không được kiểm soát bởi thuốc giảm đau.

Táo bón: Viên sắt, thuốc giảm đau trung ương opioid như morphin, codein và co-codamol (dạng phối hợp giữa paracetamol và codein phosphate) thường gây ra những ADR này. Bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và tăng cường vận động. Nếu bạn đang dùng viên sắt, có thể chuyển sang dạng lỏng. Nếu tình trạng không được cải thiện thì có thể dùng các thuốc nhuận tràng.

Tiêu chảy: Các tác nhân chính là amoxicilin (kháng sinh), sertralin (thuốc chống trầm cảm), colchicin (thuốc trị gút)... Cần uống nhiều nước, bổ sung điện giải. Có thể tham khảo ý kiến dược sĩ khi dùng loperamid. Khám bác sĩ nếu tiêu chảy nặng, kéo dài nhiều ngày, hoặc phân có chứa máu, chất nhầy, đặc biệt là khi đang dùng kháng sinh.

Khó tiêu, đau dạ dày: Khi sử dụng thuốc như kháng viêm không steroid (prednisolon, naproxen, ibuprofen), thuốc kháng sinh, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khó tiêu, đau dạ dày. Để tránh gặp phải những ADR khó chịu này, nên uống thuốc cùng hoặc sau bữa ăn, uống sữa cũng có thể giảm các tác dụng phụ này. Đôi khi, chườm nước ấm lên bụng cũng có thể làm giảm triệu chứng.

Thảm khảo ý kiến các dược sĩ khi dùng các thuốc trung hòa acid  (maalox, phosphalugel) vì có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc khác. Nếu đang điều trị với kháng sinh thì có thể bổ sung men vi sinh.

Mệt mỏi, buồn nôn: Một số thuốc điều trị bệnh như metformin, levodopa (thuốc Parkinson), kháng sinh, sertralin, citalopram, tramadol có thể gây mệt mỏi, buồn nôn. Bệnh nhân nên uống thuốc cùng với thức ăn, thậm chí chỉ cần với một ít bánh quy. Đôi khi, nước ngọt có ga có thể giảm các triệu chứng buồn nôn.

Khô miệng: Các thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptylin, thuốc điều trị tiểu không tự chủ như oxybutynin... thường là tác nhân chính. Cần uống nước thường xuyên hoặc nhai kẹo sing-gum không đường.

Ngủ lơ mơ: Các thuốc morphin và tramadol, gabapentin, pregabalin, các benzodiazepin như diazepam, các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1, một vài thuốc chống trầm cảm có thể gây ngủ gà do tác dụng an thần của thuốc.

Nếu cảm thấy buồn ngủ khi đang dùng thuốc thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc. Tránh uống rượu cũng như các loại thuốc khác gây chóng mặt vì có thể làm trầm trọng thêm ADR này. Nếu buồn ngủ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì nên uống thuốc vào buổi tối trước khi ngủ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang thuốc khác ít gây buồn ngủ, chóng mặt hơn.

Mất ngủ: Liệu pháp điều trị thay thế nicotin, thuốc chống trầm cảm SSRI như sertralin hoặc citalopram có thể khiến bạn mất ngủ. Có thể khắc phục bằng cách tránh uống thuốc quá muộn, gần giờ đi ngủ.

Chóng mặt: Các thuốc tramadol, ramipril, bisoprolol, propranolol hoặc thuốc điều trị tăng sản tiền liệt tuyến doxazosin thường gây chóng mặt hoặc hạ huyết áp tư thế đứng.

Nằm xuống nghỉ ngơi đến khi các triệu chứng thuyên giảm, không đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi, tránh rượu bia. Uống thuốc trước khi ngủ thay vì uống buổi sáng có thể hạn chế được ADR này. Nếu bạn thường cảm thấy chóng mặt hoặc ngất, hoặc các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày dùng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để giảm liều dùng.

Phát ban da hoặc viêm da: Bất cứ thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Phát ban có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng thuốc, đặc biệt là đang điều trị kháng sinh. Phát ban và ngứa da có thể được làm dịu bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc kháng histamin.

Các loại thuốc như oxytetracyclin, amiodaron... có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhớ bôi kem chống nắng trước khi ra đường.

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, nên uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi thấy cơ thể có phản ứng bất thường cần báo cho thầy thuốc để được tư vấn kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo Sức khỏe&đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 10 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 10 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top