Hà Nội
23°C / 22-25°C

Zolgensma là thuốc gì? Vì sao có giá 50 tỷ một liều và là giấc mơ với nhiều người trên toàn cầu?

Thứ ba, 17:39 16/05/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Zolgensma là một liệu pháp gen dựa trên vectơ virus liên quan được chỉ định để điều trị bệnh nhi dưới 2 tuổi bị teo cơ tủy sống. Với chi phí 2,1 triệu USD (gần 50 tỷ đồng) cho mỗi liều điều trị, Zolgensma hiện là loại thuốc đắt nhất thế giới.

Bé trai 11 tháng tuổi mắc bệnh teo cơ tủy được cứu sống bằng loại thuốc đắt nhất thế giới

Mới đây, theo thông tin được chia sẻ, bé trai 11 tháng tuổi ở Bắc Ninh mắc bệnh teo cơ tủy hiếm gặp được chữa khỏi bằng liệu pháp gene giá 50 tỷ đồng, dùng một lần duy nhất trong đời.

Được biết, lúc 3 tháng tuổi, bé trai này có dấu hiệu yếu cơ, được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương và được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ tủy sống. Anh trai bé cũng mắc căn bệnh này và phải ngồi xe lăn 18 năm nay. Sau khi thăm khám và phát hiện bệnh, người anh chỉ có thể tập vật lý trị liệu, không có thuốc chữa bệnh này vào năm 2007.

Năm 2019, các bác sĩ trên thế giới sử dụng biện pháp thay thế gene có tên Zolgensma, nhưng chỉ áp dụng cho bệnh nhi dưới hai tuổi. Loại thuốc này là sản phẩm do công ty Novartis Gene Therapies, thuộc tập đoàn Novartis, Mỹ, sản xuất có giá 2,1 triệu USD (khoảng 48,6 tỷ đồng) một liều, đắt nhất thế giới vào thời điểm ra đời. Cơ chế hoạt động là thay thế gene bị bệnh, đưa gene bình thường vào trong thần kinh tủy.

Zolgensma có tác dụng giúp trẻ thở được mà không cần máy móc, có thể tự ngồi, bò và đi lại chỉ với một lần truyền. Tuy nhiên, do chi phí quá cao, liệu pháp này là giấc mơ với phần lớn bệnh nhân Việt Nam.

May mắn, nhờ tham gia chương trình mở rộng tiếp cận điều trị với Novartis, hai tuần mỗi lần, Bệnh viện Nhi Trung ương gửi mã số bệnh nhân đến Công ty AveXis để tham gia bốc thăm, tìm cơ hội "trúng thưởng" lọ thuốc đắt nhất thế giới. Novartis thực hiện chương trình để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao tại các nước chưa chấp thuận Zolgensma. Hình thức tặng thuốc là quay xổ số, ngẫu nhiên chọn ra bệnh nhân để tặng thuốc.

4 tháng kể từ khi có kết quả bốc thăm, thuốc được đưa về Việt Nam. Sau đó, ê kíp truyền vào cơ thể bé trai 11 tháng tuổi trong một tiếng đồng hồ, dưới sự giám sát của hàng chục nhân viên y tế.

PGS.TS Vũ Chí Dũng, Giám đốc  Trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền - Liệu pháp phân tử cho biết: "Chúng tôi đã phải tính toán rất kỹ lưỡng khi đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhi bởi chỉ cần một phút sơ sẩy, không những sức khỏe cháu bé bị ảnh hưởng mà liều thuốc duy nhất có thể không hiệu quả".

PGS.TS Vũ Chí Dũng cho biết thêm, ngoài ra, Zolgensma là thuốc hiếm, hiện chỉ được cấp phép lưu hành tại một số quốc gia trên thế giới chưa được chấp thuận ở Việt Nam, nên hành trình thuốc đến với bệnh nhi trải qua rất nhiều bước đi phức tạp. Đồng thời, Zolgensma chỉ có thời hạn sử dụng trong hai tuần từ khi đóng gói, nên y bác sĩ phải đảm bảo không phát sinh bất cứ trục trặc để thuốc về Việt Nam đúng thời hạn.

Sau khi truyền thuốc, bé trai trên được chỉ định các bài tập phục hồi chức năng để hoàn thiện cơ lực và hô hấp. Nửa năm sau, vận động của bệnh nhi đã tiến triển vượt bậc, có thể tự ngồi một mình, hai chân đung đưa và tự đẩy võng cho mình. Các dấu hiệu của bệnh teo cơ tủy hoàn toàn biến mất, mở ra một chương mới cho cuộc đời cháu bé.

BS Nguyễn Ngọc Khánh (Phó giám đốc Trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền - Liệu pháp phân tử) chia sẻ thông tin, ngoài bé trai 11 tháng tuổi trên, trong năm 2022 và 2023, lần lượt 6 bệnh nhi may mắn có thuốc. Hiện, Viện Nhi Trung ương còn 14 cháu mắc teo cơ tủy đợi thuốc, đang được điều trị triệu chứng để duy trì, hỗ trợ.


Zolgensma là thuốc gì? Vì sao thuốc này là giấc mơ với phần lớn bệnh nhân Việt Nam - Ảnh 1.

Với chi phí 2,1 triệu USD cho mỗi liều điều trị, Zolgensma hiện là loại thuốc đắt nhất ở Mỹ. Ảnh: NPR

Bệnh teo cơ tủy là gì?

Teo cơ tủy hay teo cơ tủy sống là một nhóm các bệnh di truyền phá hủy dần dần các tế bào thần kinh vận động - các tế bào thần kinh trong thân não và tủy sống kiểm soát hoạt động cơ xương thiết yếu như nói, đi, thở và nuốt, dẫn đến yếu và teo cơ. Bệnh gây nên bởi đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường (số 5).

Các loại bệnh teo cơ tủy

Có một số loại teo cơ tủy, bắt đầu ở các độ tuổi khác nhau. Một số loại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn những loại khác.

Các loại bệnh teo cơ tủy bao gồm:

Loại 1: Phát triển ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và là loại nặng nhất.

Loại 2: Xuất hiện ở trẻ từ 7 đến 18 tháng tuổi và ít nghiêm trọng hơn loại 1.

Loại 3: Phát triển ở trẻ sau 18 tháng tuổi và là loại ít nghiêm trọng nhất đối với trẻ em.

Loại 4: Chủ yếu gặp người lớn và thường chỉ gây ra các vấn đề nhẹ.

Triệu chứng của teo cơ tủy sống

Vận động khó khăn.

Yếu cơ từ gần tới xa.

Giảm trương lực cơ.

Mất hoặc giảm phản xạ.

Rung cơ lưỡi cục bộ.

Zolgensma là thuốc gì? Vì sao thuốc này là giấc mơ với phần lớn bệnh nhân Việt Nam - Ảnh 2.

Tuổi thọ trung bình của trẻ em bị teo cơ tủy tuýp 1 thường có tuổi thọ thấp. Ảnh minh họa

Teo cơ tủy sống được phân loại theo các tuýp

Teo cơ tủy được chia thành 5 tuýp dựa trên độ tuổi khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tuýp 0

Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nhất, xảy ra ở thai nhi. Bé sau khi sinh ra có thể mắc một số vấn đề như dị dạng khớp, trương lực cơ yếu, dị tật tim. Ngoài ra, cơ hô hấp của trẻ rất yếu và có thể tử vong do suy hô hấp. Tuổi thọ trung bình nhỏ hơn 6 tháng tuổi.

Tuýp I (Bệnh Werdnig-Hoffmann)

Đây là tuýp phổ biến nhất trong nhóm. Các dấu hiệu yếu cơ xảy ra rõ rệt khi trẻ vừa sinh ra hoặc trong vài tháng đầu đời.

Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng không thể kiểm soát cử động đầu hoặc không thể ngồi, có vấn đề về nuốt nên dẫn đến khó ăn và tăng trưởng kém, yếu cơ hô hấp, ngực hình chuông bất thường làm ngăn phổi mở rộng hoàn toàn, phản xạ gân xương yếu hoặc mất, giảm trương lực cơ toàn thân nặng, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp và các biến chứng của liệt cơ.

Tuổi thọ trung bình của trẻ em bị teo cơ tủy tuýp 1 thường không quá 2 tuổi.

Tuýp II (Bệnh Dubowitz)

Đây là tuýp xuất hiện ở trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi. Trẻ có thể tự ngồi được nhưng không thể đứng, đi lại một mình. Trẻ thường có những cơn run ở ngón tay, vẹo cột sống, nuốt khó, yếu cơ hô hấp và chậm phát triển vận động.

Tuổi thọ của những người mắc bệnh teo cơ tủy loại này khác nhau ở từng đối tượng. Tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh tuýp này đạt khoảng 25 tuổi.

Tuýp III (Bệnh Kugelberg-Welander)

Những người mắc hội chứng này có thể đứng hoặc đi lại một mình. Tuy nhiên, theo thời gian, việc đi bộ và leo cầu thang có thể trở nên khó khăn. Một số người bệnh bị co rút cơ, cong vẹo cột sống và cần hỗ trợ xe lăn trong cuộc sống.

Tuổi thọ của người mắc hội chứng này thường giống như người bình thường.

Tuýp IV

Đây là tình trạng hiếm và thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Những người bị ảnh hưởng thường có tình trạng yếu cơ từ nhẹ đến trung bình, run và khó thở nhẹ. Người mắc teo cơ tủy tuýp 4 có tuổi thọ giống người bình thường.

Sự tiến triển của bệnh teo cơ tủy ở trẻ em

Trong bệnh teo cơ tủy liên quan đến nhiễm sắc thể số 5, các triệu chứng bắt đầu càng muộn và càng có nhiều protein SMN thì khả năng diễn biến bệnh càng nhẹ. Trước đây, trẻ sơ sinh mắc bệnh teo cơ tủy thường không sống được quá 2 năm, ngày nay hầu hết các bác sĩ đều coi bệnh teo cơ tủy liên quan đến bệnh SMN là một giai đoạn liên tục và không muốn đưa ra các dự đoán cứng nhắc về tuổi thọ hoặc tình trạng suy nhược dựa trên tuổi khởi phát.

Trước đây, trẻ sơ sinh mắc teo cơ tủy loại 1 hiếm khi sống sót sau vài năm đầu đời. Nhưng những năm gần đây, kết quả đã được cải thiện khi được chẩn đoán và điều trị sớm. Hầu hết trẻ em loại 2 sống sót sau khi trưởng thành và có thể sống lâu dài, cuộc sống viên mãn. Trẻ mắc teo cơ tủy loại 3 và loại 4 không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Bệnh teo cơ tủy di truyền như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ chỉ có thể được sinh ra với bệnh teo cơ tủy nếu cả cha và mẹ của chúng đều có gen bị lỗi gây ra tình trạng này.

Cứ khoảng 40 đến 60 người thì có 1 người mang gen lỗi chính gây ra bệnh teo cơ tủy.

Nếu 2 cha mẹ là người mang mầm bệnh có một em bé thì có:

1 trong 4 (25%) khả năng con họ bị teo cơ tủy.

1 trong 2 (50%) khả năng con của họ sẽ là người mang gen bị lỗi, nhưng sẽ không mắc bệnh teo cơ tủy.

1 trong 4 (25%) khả năng con của họ sẽ không mắc bệnh teo cơ tủy và sẽ không phải là người mang mầm bệnh.

Một số loại teo cơ tủy sống hiếm hơn được di truyền theo cách khác hoặc có thể hoàn toàn không được di truyền.

Zolgensma là thuốc gì? Vì sao thuốc này là giấc mơ với phần lớn bệnh nhân Việt Nam - Ảnh 3.

Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ chỉ có thể được sinh ra với bệnh teo cơ tủy nếu cả cha và mẹ của chúng đều có gen bị lỗi gây ra tình trạng này.

Vì sao thuốc Zolgensma có giá đắt nhất thế giới, được sử dụng để điều trị bệnh teo cơ tủy sống

Zolgensma là thuốc gì?

Zolgensma là một liệu pháp gen dựa trên vectơ virus liên quan được chỉ định để điều trị bệnh nhi dưới 2 tuổi bị teo cơ tủy sống. Đây là sản phẩm do công ty Novartis Gene Therapies, thuộc tập đoàn Novartis, Mỹ, sản xuất.

Để điều trị căn bệnh teo cơ tủy sống gây thoái triển về vận động và tử vong sớm do liệt cơ hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, các bác sĩ trên thế giới sẽ sử dụng biện pháp thay thế gen Zolgensma.

Zing dẫn nguồn từ Forbes cho biết, mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt Zolgensma vào năm 2019, một số công ty bảo hiểm y tế vẫn không chi trả cho loại thuốc này vì chi phí cao. Trong khi đó, những công ty khác đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt, hạn chế số lượng bệnh nhân đủ điều kiện nhận được bảo hiểm này.

Vì sao thuốc Zolgensma có giá thành cao?

Đòi hỏi sự chính xác đặc biệt cao

Zolgensma thuộc loại thuốc chính xác hay thuốc cá nhân hóa, vì nó nhắm vào các vấn đề cụ thể do mã di truyền duy nhất của một người gây ra.

Cụ thể hơn, Zolgensma là một loại liệu pháp gene. Với một liều duy nhất, Zolgensma sẽ thay thế chức năng của gene bị lỗi hoặc không hoạt động trong cơ thể các bệnh nhi để chữa bệnh.

Zolgensma được thiết kế để nhắm vào nguyên nhân di truyền của bệnh teo cơ tủy sống, đó là gene SMN1 bị thiếu hoặc không hoạt động. Thuốc thay thế gene SMN1 bằng một bản sao mới hoạt động.

Tuy nhiên, không dễ để đưa bản sao hoạt động của gene vào một tế bào. Gene mới phải được đặt bên trong một vector có tên adeno-associated virus 9 (AAV9). Vector có ADN nhiễm virus ban đầu bị loại bỏ và thay thế bằng gene hoạt động, vì vậy nó không gây bệnh.

Sau khi vector xâm nhập vào cơ thể thông qua truyền tĩnh mạch (IV), nó có thể di chuyển đến các tế bào và chuyển gene mới.

Mặc dù liệu pháp gene là một lựa chọn điều trị hiệu quả và hứa hẹn chữa khỏi nhiều bệnh lý, nhưng quy trình sản xuất thuốc rất tốn kém và khó khăn.

Phía hãng dược Novartis khẳng định thuốc có giá cao bởi đây là liều dùng một lần. So với liệu pháp hiện tại là Spinraza phải điều trị trong 10 năm, chi phí cho Zolgensma chỉ bằng một nửa.

Các công ty đang chạy đua để phát triển và tiếp thị các loại thuốc mới, nhưng họ không dành thời gian để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Do đó, các loại thuốc được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng, nhưng chúng rất đắt tiền để sản xuất và chi phí lên cao khi đến tay bệnh nhân.

Mỗi năm, trên thế giới có hơn 60.000 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng teo cơ tủy sống bẩm sinh. Zolgensma đã được phê duyệt ở hơn 38 quốc gia và khoảng 1.000 trẻ em sử dụng thuốc này.

Thực tế, Zolgensma không chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó giúp ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến nặng. Với một liều duy nhất, trẻ có thể tự thở mà không cần dùng máy hỗ trợ. Các em cũng tự ngồi dậy, bò, thậm chí đi bộ.

Quay số tìm cơ hội "trúng thưởng" lọ thuốc đắt nhất thế giới

Trong nhiều năm qua, Novartis có chương trình tặng loại thuốc này cho trẻ em theo hình thức quay xổ số. Phía hãng dược khẳng định việc này "nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cao tại các nước chưa chấp thuận Zolgensma".

Các hãng dược được phép tặng thuốc chưa phê duyệt ở một số quốc gia với mục đích nhân đạo để giúp đỡ các bệnh nhân giai đoạn cuối không còn sự lựa chọn khác. Đây là chương trình phổ biến trong nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Để tham gia chương trình, dữ liệu của các bệnh nhân được bác sĩ gửi đến hãng dược 2 tuần một lần. AveXis sẽ quay xổ số, ngẫu nhiên chọn ra bệnh nhân để tặng thuốc. 

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 6 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 9 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 10 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 11 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Người bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?

Top