10 đại học tốt nhất thế giới, Harvard không đứng thứ nhất
Trong số 10 đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá mới nhất của Times Higher Education, 8 trường thuộc Mỹ và hai ở Anh. Cả Harvard, MIT và Stanford đều không đứng đầu danh sách.
1. ĐH Oxford (Anh): Đây là năm thứ tư liên tiếp, ĐH Oxford dẫn đầu bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới do Times Higher Education bình chọn. Oxford gồm 44 trường, khoa trực thuộc, hơn 100 thư viện với khoảng 22.000 sinh viên, trong đó, sinh viên quốc tế chiếm 40%. Ngôi trường lâu đời nhất lịch sử các nước nói tiếng Anh này đào tạo ra 26 chủ nhân giải Nobel cùng hơn 30 nguyên thủ quốc gia như Bill Clinton, Aung San Suu Kyi, Indira Ghandi, 26 thủ tướng Anh. Ảnh: Flickr. |
2. Viện Công nghệ California (Mỹ): Năm nay, Caltech vươn lên 3 bậc, đứng thứ hai toàn thế giới. Trường có quy mô nhỏ với chỉ hơn 2.200 sinh viên. Cựu sinh viên, giảng viên của trường giành 35 giải Nobel, một giải Fields, 71 huy chương quốc gia về khoa học, công nghệ. 4 nhà khoa học đứng đầu lực lượng không quân Mỹ từng học tại đây. Ảnh: Wikipedia. |
3. ĐH Cambridge (Anh): So với bảng xếp hạng trước, ĐH Cambridge tụt một hạng. Trường thành lập năm 1209, hiện có gần 19.000 sinh viên, trong đó, du học sinh chiếm 4.000. Cambridge gồm 31 trường thành viên, hơn 100 thư viện với khoảng 15 triệu đầu sách. 92 cựu sinh viên, giảng viên trường giành giải Nobel ở tất cả lĩnh vực. Ảnh: Flickr. |
4. ĐH Stanford (Mỹ): ĐH Stanford đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trường có 18 viện nghiên cứu, 7 trường thành viên, là nơi học tập, giảng dạy, nghiên cứu của hơn 16.300 sinh viên, 2.200 giảng viên và 1.800 học giả. Ngoài chất lượng học thuật hàng đầu thế giới, Stanford còn nổi tiếng với phong trào thể thao. Ảnh: Stanford. |
5. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ): Trường công nghệ nổi danh thế giới nằm ở vị trí số 5. MIT có 85 người giành giải Nobel, 58 người giành huy chương quốc gia về khoa học, 28 huy chương quốc gia về công nghệ và sáng kiến. Hàng năm, cựu sinh viên còn sống của trường lập ra khoảng 30.000 công ty, tạo 4,6 triệu việc làm và mang lại nguồn tài chính khoảng 1,9 nghìn tỷ USD . Ảnh: Getty. |
6. ĐH Princeton (Mỹ): Thành lập năm 1747, ĐH Princeton là một trong những viện giáo dục bậc cao lâu đời nhất ở Mỹ. Trường nổi tiếng với hoạt động nghiên cứu, có liên quan 40 giải Nobel, 17 huy chương quốc gia về khoa học. Nhiều nhân vật danh tiếng và quyền lực từng theo học hoặc làm việc tại đây. Hai cựu Tổng thống Mỹ James Madison và Woodrow Wilson giữ chức hiệu trưởng Princeton trước khi vào Nhà Trắng. Cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng tốt nghiệp trường này. Ảnh: Princeton. |
7. ĐH Harvard (Mỹ): Ngôi trường danh tiếng hàng đầu thế giới đứng thứ 7. Thành lập năm 1636, Harvard là đại học lâu đời nhất ở Mỹ. Đây cũng là cái nôi của nhiều người mang tầm ảnh hưởng lớn, gồm 45 giải Nobel, 48 giải Pulitzer. 13 tổng thống Mỹ từng nhận bằng danh dự từ Harvard. Ảnh: Shutterstock. |
8. ĐH Yale (Mỹ): Yale gồm 14 trường thành viên. Sinh viên học theo chương trình khai phóng. 20 cựu sinh viên trường giành giải Nobel, 32 người giành giải Pulitzer và 5 người trúng cử tổng thống. Bên cạnh chất lượng học thuật, nghiên cứu, ĐH Yale còn nổi tiếng giàu có với nguồn tài chính lên đến 25 tỷ USD , giúp Yale trở thành đại học giàu thứ hai thế giới. Ảnh: Flickr. |
9. ĐH Chicago (Mỹ): Thành lập năm 1890, ĐH Chicago hiện là nơi học tập của hơn 12.400 sinh viên. Trường chú trọng phát triển tư duy phản biện, phân tích và kỹ năng viết cho người học. Ngoài ra, tính đến năm 2018, 98 chủ nhân giải Nobel từng học tập, giảng dạy, nghiên cứu tại đây. Ảnh: Flickr. |
10. ĐH Hoàng gia London: Ngôi trường đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2020 của Times Higher Education là nơi học tập của khoảng 15.000 sinh viên. Trường chú trọng đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, y và kinh doanh. 14 chủ nhân giải Nobel, trong đó có Alexander Fleming (người tìm ra penicillin), từng học hoặc làm việc tại đây. Ảnh: Imperial. Theo Tri thức trực tuyến |
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.