10 điều kỳ lạ của cơ thể khi ngủ
Trong khi bạn ngủ, cơ thể đang làm rất nhiều điều "điên rồ" mà chính bạn cũng không thể tưởng tượng ra.
1. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống
Ngay khi bạn chuẩn bị đi vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể của bạn bắt đầu giảm. Tiến sĩ Michael Breus, nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên gia về giấc ngủ ở Scottsdale, AZ, Mỹ và là tác giả của “The Sleep Doctor’s Diet Plan” cho biết, giấc ngủ sẽ giúp bạn giảm cân tốt hơn. Dấu hiệu giảm nhiệt độ này giúp bộ não giải phóng melatonin, ảnh hưởng đến nhịp sinh học và báo cho cơ thể của bạn biết rằng đã đến lúc đi ngủ. Nhiệt độ cơ thể thấp nhất là khoảng 2h30 sáng, vì vậy nếu có thể, hãy tăng nhiệt độ tại thời điểm đó cho một hay hai giờ bằng cách dùng lò sưởi hoặc ôm vợ/chồng bạn khi ngủ để cơ thể cảm thấy ấm hơn.

2. Cân nặng giảm
Theo tiến sĩ Breus, bạn bị mất nước qua mồ hôi và thở ra không khí ẩm vào ban đêm. Nếu ngủ chỉ bốn hoặc năm giờ mỗi đêm, bạn có thể hủy bỏ bất cứ chế độ ăn uống và tập thể dục nào mà bạn đang làm trong ngày. Để giảm bớt vòng eo, hãy ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm.
3. Chiều cao tăng lên
Bạn sẽ không nhận thấy chính xác điều này, nhưng cơ thể có thể cao lên trong khi bạn ngủ. "Các đĩa trong cột sống hoạt động giống như miếng đệm giữa các xương và sẽ trở nên lớn hơn bởi trọng lượng của cơ thể không tạo áp lực và đè lên chúng như là khi bạn đang đứng", tiến sĩ Breus nói. Nếu bạn có nệm tốt, hãy nghiêng người về một bên và ngủ cuộn tròn như tư thế bào thai. Đây là tư thế tốt nhất để bạn có thể cao hơn vì nó giúp giảm tải áp lực trên lưng của bạn.
4. Huyết áp và nhịp tim giảm
Khi đang nghỉ ngơi, cơ thể bạn không cần làm việc vất vả để bơm nhiều máu, vì vậy hệ thống cơ quan đều hoạt động chậm lại. Huyết áp cần giảm vào ban đêm để cơ tim và hệ tuần hoàn có thời gian thư giãn và sửa chữa, tiến sĩ Breus cho biết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có huyết áp cao. Họ cần phải ngủ ít nhất bảy giờ để giảm nguy cơ bị bệnh tim. Và nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hãy điều trị ngay lập tức vì nó có thể làm tăng huyết áp ban đêm.
5. Cơ bắp tạm thời bị tê liệt
Tiến sĩ y khoa Lisa Shives, chuyên gia về giấc ngủ tại Evanston, nhà sáng lập của Y học Giấc ngủ Northshore (Mỹ), đồng thời là chuyên gia y tế cho trang SleepBetter.org cho biết, cơ bắp tạm thời bị tê liệt có vẻ rất đáng sợ, nhưng nó thực sự giúp bạn kiểm soát hành động của mình trong những giấc mơ. Diễn viên hài Mike Birbiglia (Mỹ), một nhà văn và ngôi sao của bộ phim mộng du With Me đã gặp tình trạng hiếm gọi là rối loạn hành vi REM. Trong các buổi biểu diễn của mình, anh chia sẻ mức độ nguy hiểm của việc bị mộng du - khi bạn có thể làm bất cứ điều gì kỳ lạ vào giữa đêm. Vì vậy, hiện tượng cơ bắp bị tê liệt khi ngủ là rất hữu ích.
6. Đôi mắt bị co giật
Trong giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh), đôi mắt của bạn sẽ đảo từ bên này sang bên kia. Giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ REM. Bạn có thể cảm thấy tỉnh táo nhất nếu thức dậy ngay sau khi đã trải qua tất cả giai đoạn của một chu kỳ giấc ngủ, trong đó REM xảy ra vào đoạn cuối chu kỳ này. Mặc dù có khác nhau ở mỗi người, nhưng một chu kỳ giấc ngủ thường kéo dài 90 phút, do đó bạn nên cố gắng ngủ trọn vẹn theo chu kỳ 90 phút này. Chẳng hạn, bạn có thể thấy sẽ thức giấc dễ dàng hơn sau khi ngủ 7,5 giờ (5 chu kỳ) so với sau khi ngủ 8 giờ (5 ⅓ chu kỳ).
7. Bạn có khả năng đạt “cực khoái”
Cũng giống như người đàn ông có khả năng cương cứng trong giấc ngủ REM, phụ nữ cũng được kích thích tình dục khi đó. Bộ não hoạt động nhiều hơn trong giai đoạn REM (khi đó bạn đang mơ), vì vậy nó đòi hỏi nhiều oxy. Kết quả là lưu lượng máu ở khắp cơ thể tăng lên. "Có sự co giãn âm vật tự nhiên bởi vì máu sẽ chảy đến khu vực đó và làm nó giãn ra", tiến sĩ Shives nói. Điều đó làm cho bạn nhiều khả năng đạt cực khoái. Điều này chưa được các nhà khoa học khẳng định, tuy nhiên bạn hãy tiếp tục thử nghiệm.
8. Bạn có nhiều khả năng “xì hơi”
Bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ khi nghe điều này, nhưng vào ban đêm, cơ thắt hậu môn được nới lỏng một chút, do đó sẽ dễ dàng hơn để cho ra một hoặc hai tiếng “xì hơi”. Thật may mắn, khứu giác của bạn (và chồng/vợ bạn) đang giảm trong khi ngủ, đó là lý do tại sao hệ thống báo cháy đã được phát minh, bởi vì thật khó để ngửi thấy mùi gì trong khi bạn đang chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang bị đầy hơi, hãy yên tâm: Không ai có thể phát hiện ra điều đó.
9. Toàn bộ cơ thể bị co thắt
"Khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, nhiều người trong số họ có thể phải trải nghiệm một cơn giật toàn thân, và đó là điều hoàn toàn bình thường", tiến sĩ Shives nói. Và có khoảng 70% số người gặp hiện tượng này, trong đó cơ bắp đột nhiên bị giật (hypnic jerk) trong khi họ ngủ.
10. Da sản xuất nhiều collagen hơn

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 25 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 18 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.