10 nguyên tắc ăn uống trong những ngày nắng nóng khủng khiếp
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra những khuyến cáo nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày hè nắng nóng khủng khiếp.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
Trong mùa hè, với thời tiết nóng và ẩm, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá ăn uống, nguyên liệu tươi sống không bảo đảm an toàn, chế biến thức ăn không gia nhiệt kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao, nhất là thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa…
Mùa hè, thời tiết nóng côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… phát triển là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín.
Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “lợi – hại” của chiếc tủ lạnh.
Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.
Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.
Cục An toàn thực phẩm đưa ra 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn trong ngày hè.
1. Chọn thực phẩm an toàn.
2. Nấu kỹ thức ăn.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.
5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.
8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.
10. Sử dụng nguồn nước sạch.
Theo Khám phá/Eva
Nhớ cơm trắng muối vừng
Ăn - 1 phút trướcTôi nhớ những ngày mưa cuối thu rả rích, không đi làm vườn được, bà nội sẽ lấy lạc và vừng, tranh thủ giã một lọ muối vừng.
Trắc nghiệm: Món ăn vặt bạn chọn khi xem phim hé lộ phần tính cách bạn thường giấu kín
Ẩm thực 360 - 1 giờ trướcGĐXH - Món ăn vặt bạn chọn khi xem phim hé lộ phần tính cách bạn thường giấu kín, không thể hiện trước đám đông, và gần như không ai có thể nhìn thấu.
Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024: Đến Ngoại giao đoàn thưởng thức các món ăn công phu của nhiều nước trên thế giới
Ẩm thực 360 - 2 giờ trướcGĐXH - Người tham gia sẽ được thưởng thức các ăn nổi tiếng thế giới do các đầu bếp "5 sao" thực hiện. Phía Việt Nam sẽ giới thiệu phở, nem và nhiều đặc sản ẩm thực vùng miền khác.
Miếng pizza bạn thích bộc lộ 'sự thật thú vị'
Ẩm thực 360 - 18 giờ trướcGĐXH - Miếng pizza bạn thích bộc lộ vấn đề đang khiến bạn stress và khó chịu gần đây.
Cô bé 11 tuổi nấu ăn cho cả gia đình khiến hội chị em 'muối mặt' với tài năng này
Ăn - 20 giờ trướcVới tài năng nấu nướng của mình bé gái 11 tuổi không chỉ khiến dân tình ngỡ ngàng mà còn thi nhau bào “xin vía”.
Cách làm cơm rang coca vừa lạ vừa ngon
Ăn - 1 ngày trướcCơm rang coca có lẽ là cái tên lạ tai với nhiều người nhưng ít ai từng ăn thử lại chê không ngon; cả nguyên liệu và cách làm đều rất đơn giản.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.
Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Loại trứng này tuy nhỏ hơn trứng gà, giá chưa tới 1000 đồng/quả nhưng rất bổ dưỡng. Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp…
Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn
Ăn - 1 ngày trướcTrong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.
Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm khiến cộng đồng mạng tranh cãi
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Cách làm của cô nhận được nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước việc Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
ĂnGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.