Hà Nội
23°C / 22-25°C

10.000 dịch vụ y tế đang được điều chỉnh giá như thế nào?

Chủ nhật, 17:35 17/03/2024 | Xu hướng

GĐXH - Theo Cục Quản lý giá, giá dịch vụ y tế đang được xây dựng theo hướng tính đúng, tính đủ theo Luật Khám chữa bệnh mới có hiệu lực thực hiện từ 1/7/2024.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Chuyên gia khẳng định ngân hàng thu hồi nợ không đúng quy trìnhVụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Chuyên gia khẳng định ngân hàng thu hồi nợ không đúng quy trình

GĐXH - Theo chuyên gia ngân hàng, việc ngân hàng yêu cầu khách hàng xử lý khoản vay, lãi suất khoản vay có thời hạn lần lượt và nhất định nhưng không kéo dài đến hơn 10 năm.

Theo Cục Quản lý giá ( Bộ Tài chính), giá dịch vụ y tế đang được xây dựng theo hướng tính đúng, tính đủ bao gồm 4 yếu tố cấu thành. Việc định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo đảm các nguyên tắc bù đắp chi phí thực hiện khám chữa bệnh phù hợp với quy định; hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở khám bệnh chữa bệnh và người bệnh.

Giá dịch vụ khám chữa bệnh có 3 loại, gồm: Các dịch vụ do bảo hiểm y tế thanh toán; do ngân sách nhà nước thanh toán và dịch vụ y tế không do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đang xây dựng danh mục giá mới của 10.000 dịch vụ y tế trên. Trong tháng 3 này, Bộ sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ tính giá.

10.000 dịch vụ y tế đang được điều chỉnh giá như thế nào?- Ảnh 2.

Theo Cục Quản lý giá, giá dịch vụ y tế đang được xây dựng theo hướng tính đúng, tính đủ theo Luật Khám chữa bệnh mới có hiệu lực thực hiện từ 1/7/2024. Ảnh: Bảo Loan

Từ 1/7/2024, các cơ sở phải thực hiện công khai thông tin về giá dịch vụ y tế tại đơn vị mình trên trang điện tử (nếu có) hoặc hình thức thích hợp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.

Cơ sở khám, chữa bệnh công lập tự quyết định giá dịch vụ khám, chữa theo yêu cầu và phải kê khai giá, niêm yết công khai giá dịch vụ theo yêu cầu.

Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải kê khai giá, niêm yết công khai giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ y tế gồm 4 loại chi phí: Chi phí nhân công, chi phí trực tiếp, chi phí khấu hao và chi phí quản lý.

Chi phí nhân công gồm tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định.

Chi phí trực tiếp là chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác.

Chi phí khấu hao liên quan đến thiết bị y tế, tài sản cố định.

Chi phí quản lý bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí quản lý chất lượng, lãi vay (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Chi phí quản lý là yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế vừa được đưa thêm vào giá viện phí, theo hướng tiến đến tính đúng tính đủ giá dịch vụ. Trong chi phí quản lý có cả phần chi cho công nghệ thông tin trước đây chưa được tính.

Đây là lần đầu tiên chi phí quản lý được đưa vào viện phí và dự kiến viện phí sẽ điều chỉnh theo hướng tăng so với hiện hành.

Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả từ phòng trưng bày của cơ quan chức năng Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha… giả từ phòng trưng bày của cơ quan chức năng

GĐXH - Hiện nay, một số thương hiệu "made in Japan" lưu thông trong thị trường Việt Nam đang bị làm giả như mỹ phẩm, hàng gia vị, hàng công nghệ điện tử như: Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…

'Người nhện' trèo tường ném tài liệu cho thí sinh

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ

Xu hướng - 8 giờ trước

Đầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Xu hướng - 2 ngày trước

Sau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Xu hướng - 3 ngày trước

Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Xu hướng - 5 ngày trước

Thuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Xu hướng - 1 tuần trước

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Xu hướng - 1 tuần trước

Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Xu hướng - 1 tuần trước

Trung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Xu hướng - 2 tuần trước

Đây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Top