Hà Nội
23°C / 22-25°C

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe

Chủ nhật, 14:33 18/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc nắm rõ hạn sử dụng của các vật dụng quen thuộc trong bếp sẽ là mẹo giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và các thành viên trong gia đình!

Marianne Gravely, một chuyên gia về thông tin kỹ thuật cao cấp tại Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chia sẻ về những thứ trong nhà bếp nên vứt bỏ để bảo vệ sức khỏe gia đình, theo Time.

1. Thảm chùi chân

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 1.

Thảm chùi chân luôn ngoài tác dụng thấm nước, chất dơ để chân được sạch sẽ thì còn là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Do đó phải thay mới định kỳ thảm chùi chân, tốt nhất là thay sau 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.

2. Hộp đựng bằng nhựa

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 2.

Ngay cả những hộp đựng thực phẩm có ký hiệu "không chứa bisphenol A và phthalates" cũng giải phóng các hóa chất giống như estrogen có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, béo phì và ung thư. Hâm nóng hộp nhựa đựng thức ăn trong lò vi sóng có thể làm phát tán các chất độc hại. Đặc biệt nguy hiểm khi hộp đựng bằng nhựa có vết xước. Vì thế nên thay đổi hộp nhựa ít nhất mỗi năm một lần.

3. Miếng bọt biển

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 3.

Có thể bạn sẽ dùng lò vi sóng hoặc đun sôi để loại bỏ vi trùng từ miếng bọt biển rửa chén, nhưng như Gravely lưu ý, những nghiên cứu cho thấy những chiếc lỗ từ miếng bọt biển sẽ vẫn còn mầm bệnh cho dù loại bỏ bằng cách nào.

USDA khuyến cáo nên thay miếng bọt biển thường xuyên, và cũng không nên dùng miếng bọt biển mà dùng khăn để lau bàn hay rửa chén.

4. Gia vị

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 4.

Tùy theo hạn sử dụng của gia vị bạn mua bạn nên kiểm tra thường xuyên. Với những gia vị ít sử dụng thay mới ít nhất 2 năm một lần bởi vì gia vị có xu hướng mất đi tính chất và hương vị của chúng sau thời gian dài sử dụng.

5. Thớt

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 5.

Thớt với bất kỳ vật liệu nào (nhựa, gỗ) có rất nhiều vết nứt. Đây là nơi tích tụ vi khuẩn. Để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, các chuyên gia khuyên bạn nên thay thớt ít nhất mỗi năm một lần.

6. Chảo không dính

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 6.

Gravely chỉ ra rằng khi chảo không dính có vết xước sâu, nó không còn là chảo không dính nữa. Các miếng phủ tráng teflon có thể là vấn đề, bởi vì khi chúng nóng đến mức độ quá cao, chúng sẽ phát ra khói, khi hít phải có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm.

7. Khăn lau nhà bếp

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 7.

Nhiều người thường sử dụng khăn lau nhà bếp đến khi rách nát mới thay khăn mới. Tuy nhiên, khăn lau nhà bếp lại chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm.

Vì vậy, nên thay giẻ lau thường xuyên. Những chiếc giẻ lau được dùng trong khu vực nấu ăn nên thay hai tuần một lần, đồng thời phải khử trùng, có thể vò bằng nước nóng khoảng 3-4 phút. Giẻ lau phải là vải chuyên dụng, nên sử dụng màu sắc để phân biệt các mục đích để tránh lây nhiễm chéo.

8. Dao nạo

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 8.

Dao nạo có thể phai màu, rỉ sét và xỉn màu khá nhanh. Để không làm phức tạp quá trình nấu nướng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tốt hơn hết bạn nên thay mới dụng cụ nhà bếp này hàng năm.

9. Thịt có mùi

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 9.

Nếu bạn có thể ngửi thấy mùi thịt dù phải qua lớp bao bì, hoặc nó có mùi ngay sau khi mở ra khỏi bao bì trong vài phút thì hãy vứt ngay vì chúng đã bị hư và có thể gây hại cho sức khỏe nếu cố dùng.

10. Đũa

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 10.

Đũa mỗi khi rửa xong sẽ để lại các vết nứt, lâu dần tích tụ cặn bẩn và vết dầu mỡ, ngoài ra, đôi khi nếu không được lau khô hoặc khử trùng sau khi rửa, trên đũa có thể xuất hiện các khuẩn gây hại, từ đó xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột và các bộ phận khác, gây ra các bệnh về đường hô hấp, viêm dạ dày, viêm gan, thậm chí là ung thư.

Vì vậy, nên thay đũa 3-6 tháng một lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo, khử trùng thường xuyên, nếu phát hiện đũa bị mốc, biến dạng thì nên vứt bỏ.

11. Khay đựng dao bằng gỗ

11 thứ trong nhà bếp cần thay mới thường xuyên theo chia sẻ của chuyên gia về sức khỏe - Ảnh 11.

Phụ kiện nhà bếp này thường được đặt gần bồn rửa, cùng với những con dao ướt cắm vào đó, sẽ bị nhanh hỏng. Do đó, chúng sẽ chuyển sang màu sẫm và có thể gây ra nấm có hại cho sức khỏe. Bạn nên lau khô dao sau mỗi lần rửa và nên thay khay mỗi năm một lần.

Lily (tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 13 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 22 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top