2 hành vi khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng mất trí nhớ, chủ quan bỏ qua bệnh càng nặng
Có nhiều loại sa sút trí tuệ khác nhau, trong đó chứng mất trí nhớ thể Lewy là loại chứng mất trí tiến triển phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer.
Sa sút trí tuệ mô tả một nhóm các triệu chứng liên quan đến sự suy giảm nhận thức đang diễn ra. Có nhiều loại sa sút trí tuệ khác nhau, trong đó chứng mất trí nhớ thể Lewy là loại chứng mất trí tiến triển phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer. Nó được kích hoạt bởi sự phát triển của các chất lắng đọng protein (được gọi là thể Lewy) trong các tế bào thần kinh ở vùng não liên quan đến suy nghĩ, trí nhớ và chuyển động.
Bất kỳ ai cũng thỉnh thoảng có lúc bị mất ngủ, cho dù chỉ đơn giản là không thể chợp mắt hay bị đánh thức bởi một cơn ác mộng vào lúc nửa đêm. Tuy nhiên, nếu bạn xuyên có biểu hiện la hét hoặc đấm đá khi ngủ say thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng mất trí nhớ.

Bác sĩ Evelina Sabonaityte, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Glowbarldn cho biết: "Những người mắc chứng mất trí nhớ có thể gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc hoặc tâm lý phức tạp từ các sự kiện trong quá khứ do mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức liên quan đến sự tiến triển của bệnh. Kết quả là, những cá nhân này có thể cố gắng thể hiện bản thân thông qua các hành động thể chất thay vì giao tiếp bằng lời nói khi những ký ức đó trở nên rõ ràng hơn trong trạng thái ngủ, chẳng hạn như giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) - khi giấc mơ xảy ra thường xuyên nhất".
Giấc ngủ REM là 1 trong 5 giai đoạn của giấc ngủ, thường bắt đầu ở khoảng 90 phút sau khi bạn ngủ. Những giấc mơ trong giai đoạn này thường sống động, kỳ ảo hoặc thậm chí kỳ quái hơn.
Theo Mayo Clinic, chứng mất trí nhớ thể Lewy có thể dẫn đến rối loạn hành vi khi ngủ ở giấc ngủ REM. Điều này có nghĩa là bạn bắt đầu thực hiện những giấc mơ sống động, thường khó chịu với âm thanh phát ra và chuyển động đột ngột.
Sabonaityte cho biết: "Những cá nhân này có thể thể hiện hành động tương tự khi tham gia vào các hoạt động trong mơ, chẳng hạn như nói to hoặc thực hiện các động tác như đang làm nhiệm vụ liên quan đến những gì họ mơ vào thời điểm đó. Bệnh nhân mắc chứng rối loạn này có thể bắt đầu đấm, đá, la hét cho dù họ đang ngủ".
Theo một đánh giá, được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Tâm thần Lão khoa, cho thấy 90% những người mắc chứng mất trí nhớ thể Lewy gặp ít nhất một dạng rối loạn giấc ngủ nói trên.
NHS (Dịch vụ Y tế dân sinh Anh) khuyên bạn nên đi khám bác sĩ gia đình nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của chứng mất trí nhớ thể Lewy như trên. NHS nêu rõ: Nếu bạn lo lắng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ đa khoa. Bác sĩ đa khoa có thể thực hiện một số kiểm tra đơn giản để cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn và giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa để làm thêm các xét nghiệm cần thiết.

Ngoài các vấn đề về giấc ngủ, chứng mất trí nhớ thể Lewy còn gây ra các triệu chứng điển hình, bao gồm các vấn đề về:
- Tốc độ suy nghĩ
- Nhận thức
- Ngôn ngữ
- Trí nhớ (mất trí nhớ đáng kể có thể không xảy ra cho đến mãi sau này).
Làm thế nào để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ?
Trong số các yếu tố rủi ro dẫn đến mất trí nhớ thì tuổi tác và di truyền là những thứ không thể thay đổi. Ngoài ra, có những thứ tác động đẩy lùi bệnh mà mọi người có thể thực hiện được như chế độ ăn uống và vận động.
Chế độ ăn uống lành mạnh đến tập thể dục thường xuyên, lối sống lành mạnh là một trong những vũ khí tuyệt vời nhất mà bạn có thể bổ sung vào kho vũ khí bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ.
Chứng mất trí nhớ thể Lewy (DLB)
Thể dạng Lewy là các tảng chất protein siêu nhỏ hình thành trong não của một số người. Lewy là tên của nhà khoa học đã phát hiện ra loại chất bất thường phát triển bên trong các tế bào thần kinh này.
Các triệu chứng bao gồm:
Gặp vấn đề khi suy xét, đưa ra quyết định hoặc khó tập trung;
Trí nhớ không còn minh mẫn;
Thỉnh thoảng nhìn thấy ảo giác thị giác;
Buồn ngủ bất thường trong ngày;
Đôi lúc ngây người ra hoặc nhìn chằm chằm vào khoảng không;
Cử động bị trở ngại, run rẩy, chậm chạp và đi lại khó khăn;
Kém điều khiển hành động thể chất, như nói chuyện, đi bộ và đá chân.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 16 giờ trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 1 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.