2 loại vi khuẩn trong miệng có thể là 'động lực' của ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy, người bị bệnh nha chu càng cần chú ý
Một số vi khuẩn tưởng vô hại nhưng trong một số trường hợp, có thể gây ra cho chúng ta rất nhiều rắc rối, bao gồm cả khả năng gây bệnh ung thư.
Hiện nay ung thư là nguyên nhân chính gây tử vong thứ hai trên thế giới. Có hàng trăm loại ung thư , nhưng bệnh do vi khuẩn gây ra thì rất hiếm. Đề cập đến vấn đề này, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến trường hợp ung thư dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.
Vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển trong dạ dày nên có thể gây ung thư dạ dày là điều dễ hiểu. Nhưng đã có khi nào bạn nghĩ đến khả năng vi khuẩn trong miệng có thể liên quan đến ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy hay chưa?
Miệng con người ước tính chứa hàng trăm loại vi khuẩn, và tổng số vi khuẩn có thể lên tới hàng chục tỷ. Tuy nhiên, mặc dù số lượng lớn như vậy nhưng các vi khuẩn lại thường "chung sống hòa bình" với chúng ta.

Thế nhưng, các mầm bệnh có thể có tác động đến sự phát triển ung thư trong đường tiêu hóa cũng được tìm thấy trong khoang miệng. Một số loài cụ thể đã được xác định có tương quan mạnh với ung thư miệng, chẳng hạn như Streptococcus, Peptostreptococcus, Prevotella, Fusobacterium, Porphyromonas gingivalis và Capnocytophaga gingivalis...
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Khoa Vi sinh Y học, Đại học Khoa học Y tế Poznań, Ba Lan, đã xác định được rằng các vi khuẩn quanh miệng như Fusobacterium nucleatum và Porphyromonas gingivalis cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư đại trực tràng và tuyến tụy.
Sau 5 năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Virginia Tech đã phát hiện ra rằng vi khuẩn Fusobacterium nucleatum có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng Fusobacterium nucleatum có liên quan đến ung thư đại trực tràng được công bố lần đầu tiên vào năm 2012. Tính đến nay, có hơn 40 báo cáo nghiên cứu liên quan. Ngoài việc xác nhận vấn đề, nghiên cứu mới này cũng cho chúng ta hiểu được rằng vi khuẩn đường miệng Fusobacterium nucleatum góp phần vào sự xuất hiện và di căn của ung thư đại trực tràng như thế nào.

Tiến sĩ Daniel Slade, phó giáo sư khoa hóa sinh tại trường Cao đẳng Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, đồng thời là một nhà nghiên cứu liên kết tại Fralin Life Sciences, cho biết: "Khám phá của nhóm chúng tôi cho thấy sự lây nhiễm với những vi khuẩn này bắt đầu sự di cư của tế bào ung thư. Đây là thông tin quan trọng bởi vì 90% trường hợp tử vong liên quan đến ung thư là do các khối u không chính gốc hoặc các vị trí đã di căn đến một nơi khác trong cơ thể".
Slade và các đồng nghiệp đã báo cáo kết quả của họ trên tạp chí Science Signaling.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vi khuẩn Fusobacterium nucleatum xâm nhập trực tiếp vào các khối u ruột kết. Những vi khuẩn này được cho là chủ yếu di chuyển qua máu đến các vị trí khác nhau trong cơ thể, nơi chúng cũng có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở não, gan và tim, và gây sinh non ở phụ nữ mang thai. Vệ sinh răng miệng kém có thể khiến vi khuẩn di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, nơi có ung thư. Ngoài ra, bằng chứng còn cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng nghiêm trọng và ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị bệnh nha chu rất dễ bị ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, lý do lại chưa được giải thích rõ ràng.
Trong một hội nghị học thuật về ung thư vào tháng 4/16, Tiến sĩ Jiyoung Ahn, người nhận Giải thưởng Phát triển Sự nghiệp của Daniel và Janet Mordecai năm 2012, đã trình bày những phát hiện quan trọng tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ về mối liên hệ giữa vi khuẩn được tìm thấy trong miệng của mọi người với nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Công trình của cô hiện đã được đăng trên một tạp chí y sinh học uy tín.

Ahn và các đồng nghiệp của cô phát hiện ra rằng Porphyromonas gingivalis và Aggregatibacter actinomycetemcomitans, hai loài vi khuẩn có liên quan đến bệnh nha chu, có liên quan đến việc tăng hơn 50% nguy cơ ung thư tuyến tụy. Cụ thể, 2 vi khuẩn này làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy 59% và 50%.
Thật trùng hợp, hai loại vi khuẩn này từ lâu đã được phát hiện là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu. Do đó, nghiên cứu mới này cuối cùng có thể giải thích tại sao những người bị bệnh nha chu dễ bị ung thư tuyến tụy.
Ung thư tuyến tụy là một căn bệnh gây tử vong cao, và hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Ung thư tuyến tụy được coi là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất, vì sự khởi phát của nó rất bí ẩn và các triệu chứng ban đầu không điển hình. Mặc dù việc phát hiện và điều trị ung thư tuyến tụy đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tuyến tụy chỉ là 9%, thấp nhất trong số các loại ung thư.
Về lý do tại sao hai loại vi khuẩn này làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy, hiện vẫn chưa được biết rõ. Ý kiến cá nhân của tác giả nghiên cứu là chúng cũng có thể đi qua vết thương miệng (bệnh nha chu), đi vào tuần hoàn máu, rồi đến tuyến tụy, từ đó góp phần gây ra ung thư tuyến tụy.
Vì vậy, những nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng một số vi khuẩn tưởng vô hại nhưng trong một số trường hợp, có thể gây ra cho chúng ta rất nhiều rắc rối, bao gồm cả khả năng gây bệnh ung thư.
Theo TT (Nhịp Sống Việt)


6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 11 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 20 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.