2 ngày đầu có kinh nguyệt, đừng làm 6 điều này, bạn rất dễ mắc các bệnh phụ khoa
Để phòng tránh một số bệnh phụ khoa và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chị em cần phải biết những điều không nên làm khi hành kinh.
Vào những ngày có kinh nguyệt, chị em cần đặc biệt thận trọng trước một số thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Kỳ kinh của từng người có thể kéo dài trong vài ngày hoặc cả tuần, nhưng đặc biệt trong 2 ngày đầu rất quan trọng. Chị em nên lưu ý những điều không nên làm khi hành kinh, nhất là 6 điều sau đây, nếu vội vàng làm sẽ dễ mắc các bệnh phụ khoa.
1. Đấm bóp vùng thắt lưng
Trước và trong thời gian hành kinh, nhiều chị em sẽ bị đau nhức ở vùng thắt lưng. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, một số người sẽ dùng tay đập mạnh vào vùng thắt lưng hoặc xoa bóp rất mạnh.
Đau thắt lưng khi có kinh nguyệt là điều rất bình thường, nguyên nhân là do các mô trong niêm mạc tử cung bị bong tróc bởi sự co bóp tần suất cao của tử cung. Lúc này, nội tiết tố prostaglandin sẽ kích thích tử cung hoạt động mạnh hơn, sự thay đổi thất thường này sẽ khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nếu dư thừa prostaglandin, nó sẽ gây ra những cơn co thắt mạnh ở phần thắt lưng.
Vậy nên nếu dùng lực quá mạnh ở vùng thắt lưng, nó chỉ càng làm tăng thêm cảm giác đau nhức và dễ gây xuất huyết nhiều hơn.
2. Quan hệ tình dục
2 ngày đầu là lúc mà lượng kinh nguyệt ra nhiều nhất, đồng thời lúc này ham muốn tình dục của phụ nữ cũng tăng cao. Điều này được cho là do nồng độ estrogen sẽ khá thấp trong ngày đầu tiên của kỳ kinh, nhưng từ ngày thứ 2 trở đi sẽ tăng đột biến, kéo theo sự tăng nhanh của hormone testosterone nên phụ nữ sẽ có ham muốn cao.
Vì một số lý do chẳng hạn như không thể chịu đựng được ham muốn của bản thân, chiều đối tác hay xác suất mang thai rất thấp… mà một số phụ nữ sẽ quan hệ tình dục vào thời điểm này. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục trong khi hành kinh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây viêm hoặc nhiễm trùng vùng kín. Đặc biệt, lúc này tử cung của phụ nữ ở trạng thái mỏng manh, hành động thâm nhập thô bạo có thể dẫn tới tổn thương tủ cung.
3. Làm việc quá sức
Trong thời kỳ kinh nguyệt, có không ít phụ nữ buộc phải làm việc nhiều hơn, tăng ca, thức khuya, khiến bản thân mệt mỏi gấp nhiều lần so với ngày thường. Lúc này, các chức năng của cơ thể vẫn chưa phục hồi tốt, ở trong trạng thái khá yếu ớt, nếu làm việc quá sức sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Bên cạnh đó, dù là trong kỳ kinh nguyệt hay bình thường, phụ nữ cũng không nên thức khuya, nếu không khí huyết sẽ lưu thông kém, tổn hại đến nhiều cơ quan.
4. Tắm bồn, bơi lội
2 ngày sau khi có kinh nguyệt, cổ tử cung chưa đóng hoàn toàn nên việc tắm bồn, bơi lội, ngâm trong nước lâu sẽ dễ khiến nước chứa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và tử cung, gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo và viêm vùng chậu.
5. Uống trà hoặc cà phê
Trong trà và cà phê đậm đặc có chứa lượng lớn caffein, sẽ dễ kích thích thần kinh và tim mạch, không có lợi trong quá trình hồi phục cơ thể phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, axit tannic trong trà mạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Phụ nữ mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, thế nên càng phải tránh những thực phẩm như trà.
6. Ăn đồ cay, lạnh
Đồ ăn cay và lạnh sẽ dễ dàng kích thích tỳ vị và dạ dày, đặc biệt là trong giai đoạn hành kinh cơ thể đang yếu ớt. Vào thời điểm này, phụ nữ đang thiếu hụt khí huyết, dễ bị lạnh tay chân và vi khuẩn xâm nhập vào gây ra các bệnh phụ khoa.
Đặc biệt, đồ ăn lạnh như kem có thể ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung, dễ gây tắc kinh, đau bụng kinh. Còn đối với đồ ăn cay, do ảnh hưởng của hormone progesterone, da của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt thường tiết ra dầu nhiều hơn, lỗ chân lông mở rộng, thức ăn chứa dầu mỡ, cay nóng sẽ khiến cho da bí tắc, dễ nổi mụn.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 5 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 8 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 9 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 11 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 15 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 17 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.