2 phương án Hà Nội triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em
GiadinhNet - Tại TP Hà Nội, ngành Y tế đã lên danh sách khoảng 680.000- 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vaccine COVID-19.
Sáng 28/10, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết theo kế hoạch Bộ Y tế, chúng ta sẽ bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, trước mắt là cho đối tượng 12 - 17 tuổi, ưu tiên theo thứ tự nhóm tuổi cao đến thấp, trẻ trong độ tuổi từ 16 - 17 tuổi sẽ tiêm trước.
Riêng tại TP Hà Nội, ngành Y tế đã lên danh sách khoảng 680.000- 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vaccine COVID-19. Hiện Thành phố cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, cũng như điều kiện cần thiết tại các cơ sở tiêm chủng cho trẻ.
"Hà Nội sẽ tiến hành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ ngay sau khi được phân bổ lượng vaccine cần thiết" - ông Tuấn thông tin.
Bổ sung thông tin, ông Ngô Khánh Hoàng - Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm thuộc CDC Hà Nội cho hay hiện Thành phố vẫn tiếp tục rà soát các đối tượng, nếu có đầy đủ vaccine sẽ triển khai tiêm diện rộng.
Theo ông Hoàng, Hà Nội có 2 phương án triển khai tiêm. Nếu học sinh đi học đầy đủ sẽ tiêm tại trường học, bởi thời gian qua ngành Y tế và ngành Giáo dục đã phối hợp rất tốt trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Còn nếu dịch diễn biến phức tạp sẽ tiêm tại cộng đồng.
Theo ông Tuấn, công tác chuẩn bị và triển khai tiêm chủng cho đối tượng này sẽ đặc biệt khó khăn hơn, do số lượng người nhà buộc phải đi cùng trẻ khi tiêm, cũng như những tâm lý lo sợ điển hình ở trẻ, như hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng blouse trắng… "Đôi khi phản ứng sau tiêm của trẻ là do tâm lý chứ chưa hẳn là do vaccine" - ông Tuấn nói.

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi ở TP HCM. Ảnh: LĐO
Do đó, các cơ sở tiêm chủng cần chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ và người giám hộ, cũng như chuẩn bị các phương án để tiêm cho trẻ an toàn ngay tại các trường học…
Điều lưu ý thứ hai là sự chuẩn bị tâm lý trước và trong khi tiêm cho trẻ. Phụ huynh cần động viên, trấn an các cháu để tránh tâm lý lo sợ, tương tự như khi tiêm các loại vaccine khác.
Ngoài ra, việc theo dõi sau tiêm rất quan trọng. Các cháu còn nhỏ tuổi, đôi khi chểnh mảng, chưa thể tự theo dõi và báo lại kịp thời các phản ứng sau tiêm. Do đó gia đình cần quan tâm nhiều hơn phản ứng sau tiêm của trẻ trong ít nhất 7 ngày đầu, trong đó đặc biệt là 30 phút sau khi tiêm cần được cán bộ y tế theo dõi sát sao.
"Tuy nhiên nhìn chung, phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ 12 - 17 tuổi hầu như không có gì quá khác biệt so với người lớn" - bác sĩ Tuấn nhận định.
Giải thích cụ thể hơn, ông Tuấn nói trẻ em từ 12 tuổi đã có cơ thể phát triển tương đương người lớn, do đó phản ứng sau tiêm hầu như không khác biệt so với người lớn. Quan trọng nhất vẫn là vấn đề khám sàng lọc trước tiêm vaccine để có được chỉ định chính xác, đảm bảo tiêm an toàn, đúng đối tượng, bởi hiện nay nhiều trẻ em trong độ tuổi 12 - 17 cũng đã xuất hiện những bệnh lý nền, bao gồm ung thư, tiểu đường...
Ông Ngô Khánh Hoàng cũng khuyến cáo tất cả các loại vaccine có tỷ lệ phản ứng nhất định, bất cứ loại vaccine nào cũng vậy nhưng tỷ lệ thấp nên các bậc phụ huynh yên tâm, không nên trì hoãn việc tiêm vaccine cho trẻ và công tác chuẩn bị tâm lý.
Tới sáng 28/10, Hà Nội đã tiêm được 9,71 triệu liều vaccine COVID-19 cho hơn 6,05 triệu người. Trong đó có hơn 3,65 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.
Theo dữ liệu Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cập nhật sáng 28/10, Hà Nội đã được phân bổ hơn 10,4 triệu liều vaccine. Tổng số người dân từ 18 tuổi trở lên là 6,2 triệu.
Như vậy, gần 59% người dân ở Hà Nội đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19.

Bắc Kạn: Một bệnh nhân nghi phát bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân là nam giới quê Cao Bằng nhập viện trong tình trạng sốt, sợ gió nghi do phát bệnh dại.

Công bố Chương trình 'Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH ĐBDTTSMN'
Y tế - 15 giờ trướcChiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình "Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSMN)".

Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi...

TP Hồ Chí Minh thông tin về hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Y tế - 1 ngày trướcTối 25/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trú tại Đồng Nai nhưng cư trú tại TP Hồ Chí Minh và có tiếp xúc với 8 người, trong đó có một người được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

30 học sinh biểu hiện ngộ độc sau uống nước ngọt ở cổng trường, 7 ca nặng
Y tế - 1 ngày trướcSau khi uống loại nước ngọt được bán ở cổng trường, 30 học sinh đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy, 7 em có biểu hiện nặng.

Bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng sau 15 phút nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcĐược chuyển từ Cà Mau lên TPHCM cấp cứu, tuy nhiên do bệnh quá nặng, bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

Thông tin mới nhất về sức khỏe nạn nhân vụ sập nhà 4 tầng tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - 2 trong số 7 nạn nhân vụ sập nhà 4 tầng tại TPHCM đã qua cuộc phẫu thuật. Còn các nạn khác đều đã xuất viện.

Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ cao thêm 5cm
Y tế - 2 ngày trướcKhông chỉ cao thêm 5cm, người phụ nữ còn lấy lại dáng đi thẳng, vai cân, khung chậu không còn lệch.

Tìm ra nguyên nhân 5 vụ ngộ độc thực phẩm tại Điện Biên
Y tế - 3 ngày trướcChi cục ATVSTP tỉnh Điện Biên đã có báo cáo về 5 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh, có nguyên nhân bún nhiễm vi sinh.

Quý ông nhận trái đắng khi tân trang "cậu nhỏ" không đúng cách
Y tế - 3 ngày trướcVì mạo hiểm tân trang "cậu nhỏ" mà nhiều quý ông nhập viện do biến chứng viêm loét, hoại tử.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tếNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.