Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cha mẹ cần nhớ trước và sau khi đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19

GiadinhNet - Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm vaccine COVID-19 bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều.

Ngày 14/10, Bộ Y tế có công văn cho phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi.

Việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7 của Bộ Y tế.

Trong Quyết định 3588, Bộ Y tế lưu ý người được tiêm vaccine 5 điểm sau:

1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng COVID-19.

2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng

Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Những điều cha mẹ cần nhớ trước và sau khi đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Trẻ em sau tiêm vaccine COVID-19 cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ.

BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sau tiêm vaccine COVID-19 mọi người cần tự theo dõi kỹ, (với trẻ em thì cha mẹ cần dặn dò con, cùng con kiểm soát, theo dõi kỹ phản ứng bất thường sau tiêm), thông báo cho y tế để được giúp đỡ, ghi nhận và đánh giá trường hợp của mình. "Nhớ rằng không tự điều trị, cần thông báo cho y tế" - BS Thái nói.

Khi bạn cảm thấy lo lắng, bất thường sau tiêm mà không giải thích được thì cần đến ngay viện. Đây là điều đầu tiên nghĩ đến trước khi có dấu hiệu rõ ràng. Cụ thể hơn là trường hợp phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ cần thông báo y tế để xử trí.

Ngoài ra, nếu sốt cao nhưng dùng thuốc hạ sốt không thấy giảm hoặc một thời gian ngắn lại sốt cao cũng là trường hợp nguy hiểm cần theo dõi.

"Cán bộ y tế có phát tờ theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu phát hiện người được tiêm vaccine COVID-19 có biểu hiện như trong khuyến cáo thì gọi ngay cơ sở y tế để hỗ trợ" - BS Thái nói.

Bộ Y tế khuyến cáo người có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian theo dõi là biểu hiện bạn cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện. Thời gian để người dân tự theo dõi sức khỏe là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Một số dấu hiệu nguy hiểm khác cần lưu ý như phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da. Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật. Đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.

Các dấu hiệu khác như: Khó thở, thở rít, khò khè, tím tái, toàn thân chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt...

Khi thấy một trong các dấu hiệu trên, người được tiêm vaccine COVID-19, người giám hộ cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện.

Đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19: Cha mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì?Đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19: Cha mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì?

GiadinhNet - Sau tiêm vaccine COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn, do đó cha mẹ phải theo dõi sát sao.

Thu Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Top