22 tuổi, lần đầu mình đi khám STIs và mọi chuyện không như tưởng tượng
Nhắc đến chuyện khám STIs (các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục), phản ứng đầu tiên của nhiều người là chối đây đẩy. Lý do thì nhiều: sợ tốn kém, lo bị lừa kê đơn, ngại… Nhưng thời thế đã đổi thay, có nhiều cách tìm hiểu chuyện bị gắn mác tế nhị, chẳng hạn như nghe mình kể chuyện một buổi đi khám STIs.
Tìm phòng khám như chọn mặt gửi vàng
Ngay từ khi mới chớm biết yêu, mình đã biết STIs là gì. Nhưng chưa phải là biết hết. Quá trình hiểu về STIs rải rác, thậm chí mình đã tự cho là mình khỏe vì luôn để mọi chuyện trong vòng an toàn, rồi gạt ngang việc khám STIs ra khỏi đầu và đắm chìm vào những câu chuyện yêu đương ướt át.

Nhưng khi biết STIs lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, nghĩa là từ chuyện hôn, tiếp xúc vùng kín chứ không chỉ chuyện trên giường, như sét đánh giữa trời quang. Mình bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về chuyện thăm khám STIs. Sau nhiều lần chuẩn bị tư tưởng, mình quyết định có lần khám STIs đầu tiên trong đời ở tuổi 22.
Với suy nghĩ khám STIs là chuyện tế nhị, không dám công khai tìm hiểu kỹ và "khám nhanh cho xong" nên nhiều người thường qua loa trong việc lựa chọn trung tâm thăm khám STIs. Đây chẳng khác nào một cách làm tai hại, vì những phòng khám không uy tín càng dễ làm lộ thông tin khách hàng và lôi kéo khách nhằm chuộc lợi.

Qua nhiều lần bắc cầu và tìm kiếm thông tin tại các hội nhóm, dự án phòng chống STIs uy tín, mình tìm đến một chi nhánh trong hệ thống phòng khám Glink, thấp thỏm mong chọn đúng phòng khám như chọn trúng crush.
Gạt bỏ chữ "tưởng" về những buổi khám bệnh tình dục
Đến khám STIs, mình trình bày vấn đề của bản thân là muốn khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và nghe các bác sĩ tư vấn. Trung tâm thăm khám sáng sủa sạch đẹp chứ không xập xệ lén lút như bạn phải giấu diếm cái gì đó ghê lắm khi khám STIs. Dễ hiểu vì ngày nay, việc thăm khám STIs dần được mọi người quan tâm như những buổi khám định kỳ thông thường, nên ngày càng có nhiều trung tâm uy tín và bảo mật. Nói chung duyệt điểm đầu tiên!
Mình tiến hành xét nghiệm máu. Với sự phát triển của khoa học và y khoa, quá trình này có khi chỉ kéo dài chưa đến vài tiếng, nếu trung tâm vắng thì bạn chỉ cần đợi một tiếng. Không hề mất thời gian hay lằng nhằng như lời đồn, duyệt điểm thứ hai!
Trong quá trình chờ đợi, mình bắt đầu tìm hiểu thêm về STIs với sự hướng dẫn của các y bác sĩ tại trung tâm. Vì HIV được xem là cái tên phổ biến nhất, nên khi tự tìm kiếm trên mạng thì chủ yếu là thông tin HIV/AIDS thôi. Chị Google thì biết tuốt nhưng bạn phải search mệt nghỉ, còn các y bác sĩ lại khác. Mình hỏi, bác sĩ trả lời cho đến khi nào hết hỏi về các loại STIs phổ biến khác như nhiễm chlamydia, nhiễm HPV, sùi mào gà, lậu, giang mai rồi viêm gan B, C…
Sau đó là công đoạn đọc kết quả xét nghiệm của bác sĩ điều trị. Mình thở phào vì không gặp vấn đề gì to tát, nhưng một vài trường hợp khác trong phòng khám lại khiến mình tự nhắc bản thân phải tiến hành kiểm tra STIs định kỳ để bản thân có thể mạnh dạn yêu một cách an toàn và yên tâm.

Thật lòng, bạn không cần sợ bản thân bị kỳ thị, vì lo cho sức khỏe hoàn toàn không có gì sai trái. Thăm khám định kỳ và "bắt bài" bệnh tật luôn tốt hơn đợi cơ thể mình chịu đau đớn vì xuất hiện dấu hiệu bệnh mới bắt đầu đến khám. Ngược lại, những buổi khám định kỳ giúp bạn cập nhật được tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên, tránh lo "không biết mình có bị bệnh này", điều rất dễ ngăn cản tình yêu chạm đỉnh.
Một cách để mở đầu quá trình tìm hiểu và nâng cao nhận thức về vấn đề này là đăng ký tại link https://bit.ly/durex_cungchamdinh để nhận 1000 suất khám miễn phí từ dự án do Durex tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về STIs. Nhớ là muốn tình xanh mượt, đừng né tránh kiểm tra STIs nhé!

Với thông điệp Mạnh dạn yêu - Cùng chạm đỉnh, dự án do Durex phối hợp với Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR), Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và phòng khám Glink thực hiện với mong muốn đồng hành cùng giới trẻ tìm hiểu rành rọt các thông tin xoay quanh STIs, qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thăm khám STIs để giúp lứa đôi gạt bỏ giới hạn và yêu một cách lành mạnh.
Theo dõi thêm các hoạt động khác của Durex tại DUREX VIETNAM các bạn nhé!
PV

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 57 phút trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 3 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 16 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 16 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.