Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 kiểu bữa sáng cực kỳ dễ gây ung thư cho trẻ nhỏ, hơn nữa còn gây đau dạ dày và làm tổn thương nhiều cơ quan

Thứ năm, 13:21 07/10/2021 | Mẹ và bé

Không chỉ bỏ ăn sáng mới gây hại, nếu trẻ ăn sáng đều đặn nhưng mắc phải 3 sai lầm sau đây thì cũng nguy hiểm cho sức khỏe không kém.

Bữa sáng là bữa ăn có tác động rất lớn đến bộ não và sức khỏe của trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu từ Khoa Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Bệnh viện Alexandria, Singapore đã khảo sát trẻ em ở 6 quốc gia và khu vực châu Á. Họ nhận ra rằng những trẻ bỏ ăn sáng trong một thời gian dài, não sẽ bị teo đi, và sau này nếu có phục hồi chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng thì não cũng không thể phát triển trở lại bình thường.

92ef3be690428f774333dc0aa3a7ca8e-58008.jpeg

Trẻ không ăn sáng dễ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tinh thần không tập trung, thiếu năng lượng, phản ứng chậm chạp, kém tập trung và ảnh hưởng đến trí nhớ. Hơn nữa, bỏ ăn sáng còn khiến trẻ dễ bị viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày hơn.

3 kiểu ăn sáng dễ gây ung thư cho trẻ nhỏ nhất

1. Ăn thức ăn thừa từ tối hôm trước

Nhiều phụ huynh cố tình nấu nhiều cơm từ tối hôm trước để dành chiên cơm hay hâm nóng lại thực phẩm cho con ăn vào sáng hôm sau. Thói quen này tưởng tiện lợi nhưng thực ra lại rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.

Các món để qua đêm nếu không được bảo quản cẩn thận có thể làm vi khuẩn sinh sôi nhanh. Đặc biệt, nếu là rau xanh thì việc để qua đêm có thể biến đổi nitrat thành nitrit - đây là một chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được.

kieng-an-do-bo-thua.jpeg

Cách làm đúng:

Cố gắng tránh ăn các thực phẩm từ tối hôm trước. Đặc biệt là các loại rau để qua đêm, nếu muốn giữ lại đồ thừa, bạn phải gói kín lại và cho vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng, khi hâm lại bạn phải đun thật kỹ.

2. Ăn sáng bằng đồ ăn nhanh

Các món ăn nhanh như xúc xích, thịt hun khói, bánh quy... là bữa sáng yêu thích của trẻ em. Tuy nhiên chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư rất cao. Năm 2015, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân số 1 Trùng Khánh tiếp nhận một bệnh nhân ung thư gan 5 tuổi. Bệnh nhân có sở thích ăn sáng bằng giăm bông từ khi còn là một đứa trẻ. 6 tháng sau khi được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân đã tử vong. 

Theo các bác sĩ, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo nhưng lại khiến trẻ nhanh đói trở lại, đồng thời chúng có chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, ăn lâu dài cực kỳ có hại cho sức khỏe.

 - Ảnh 3.

Cách làm đúng:

Không nên cho trẻ ăn sáng bằng đồ ăn nhanh, thịt chế biến sẵn. Theo tờ Aboluowang, trẻ em là lứa tuổi đang phát triển về thể chất, hơn nữa đối tượng này cần hoạt động não rất nhiều trong quá trình học tập vì vậy bữa ăn sáng cần đầy đủ và phong phú về dinh dưỡng. Bữa sáng phổ biến nhất là sữa và trứng, ngoài ra nên kết hợp với các thực phẩm no bụng khác như bánh mì, mì, cháo và hoa quả tươi.

3. Vừa đi vừa ăn sáng

Cuộc sống vội vã, bận rộn khiến trẻ nhỏ cũng phải tranh thủ để ăn sáng. Nhiều trẻ vì sợ muộn học nên đã cầm theo hộp sữa, chiếc bánh mì để vừa đến trường vừa tranh thủ ăn. Thói quen này thực sự vô cùng có hại, bởi khói bụi đường phố có thể làm đồ ăn sáng của trẻ bị nhiễm bẩn. Hơn nữa khi vừa đi vừa ăn, trẻ có xu hướng nuốt vội, nhai không kỹ dẫn đến việc làm hại dạ dày.

Bên cạnh đó, vừa đi vừa ăn cũng khiến trẻ dễ bị hóc và cắn vào lưỡi hơn. Với hàng loạt tai nạn xảy đến:

LMY084939334.jpeg

Vào tháng 7 năm 2009, một đứa trẻ ở Hồng Kông đang ăn xiên chả cá khi đang đi học thì bỗng bị nghẹn, do không cấp cứu kịp thời, cô bé này đã hôn mê và tử vong sau đó.

Vào tháng 7/2017, một cháu bé 1 tuổi ở Trung Quốc không may bị ngã khi đang ăn xúc xích khi đang đi bộ khiến thanh tre cắm vào họng, phải vào viện cấp cứu.

Cách làm đúng:

Bố mẹ hãy gọi con dậy sớm hơn 15-20 phút và thưởng thức bữa sáng thoải mái tại nhà. Thời điểm tốt nhất để trẻ ăn sáng là từ 6 đến 8 giờ sáng, vì lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, tiêu thụ thực phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Nếu để trẻ ăn sáng sau 9h sẽ gây đầy bụng, ảnh hưởng đến bữa trưa của trẻ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 6 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top