Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 loại nước sẽ khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng: Có thể bạn đang uống mà không biết!

Thứ tư, 10:00 08/08/2018 | Sống khỏe

Dạ dày là "trụ cột" của sức khỏe, nhưng nhiều người trong chúng ta chăm sóc chưa đúng nên dễ mắc bệnh. Đây là lời khuyên đơn giản nhưng vô cùng cần thiết giúp bạn phòng bệnh.

Dạ dày là "trụ cột" của sức khỏe, nhưng nhiều người chưa coi trọng đúng mức

Hầu hết mọi người đều biết rất rõ về tầm quan trọng của sức khỏe dạ dày đối với sức khỏe tổng thể, vì đây là cơ quan lớn nhất cơ thể để giúp tiêu hóa thức ăn, có trách nhiệm trong việc cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, duy trì sự sống. Do đó, dạ dày được xem là bộ phận nội tạng trọng tâm của sức khỏe.

Đặc biệt, dạ dày thường rất nhạy cảm vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực sẽ dễ khiến thói quen ăn uống của con người thay đổi, để giúp giảm nhanh nhiệt độ, nhiều người đã chọn các món ăn có tính chất lạnh (thực phẩm đông đá) để ăn uống thường xuyên.

Khi lựa chọn thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, sẽ khiến cho dạ dày dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến đầy hơi, trục trặc. Không những thế, khi cơ thể cùng lúc phải uống vào một lượng nước lớn sẽ khiến cho nồng độ axit trong dạ dày bị loãng, làm cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.

Sau khi bạn duy trì thói quen ăn uống thiếu khoa học kéo dài, sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, là nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe dạ dày tuy đơn giản nhưng thực tế lại rất khó khăn, bắt buộc bạn phải thực sự chú ý.

Theo các chuyên gia về bệnh dạ dày, để hạn chế những tổn hại không đáng có, sau đây là 3 loại nước bạn không nên uống nhiều, người dạ dày không được khỏe thì hạn chế hoặc tránh một cách tối đa.

3 loại nước có thể khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn

1. Nước đá, các món đồ uống chứa đá hoặc ướp lạnh

Khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ cơ thể đều tăng. Bạn sẽ nghĩ rằng, không có điều gì tuyệt vời hơn là việc lựa chọn những món đồ uống mát lạnh. Chỉ cần uống qua khỏi miệng, bạn đã có cảm giác sảng khoái. Nhưng đây chính là thói quen đầu tiên làm tổn thương dạ dày.

Chúng ta đều biết rằng, nhiệt độ của đá lạnh hoặc các thực phẩm trữ ngăn đông, đồ uống đá đa số đều ở mức 0 độ, trong khi nhiệt độ cơ thể là khoảng 37 độ, 2 mức nhiệt này cách nhau tương đương hơn 40 độ, nếu bạn hình dung về những thay đổi vật lý và hóa học trong cơ thể sau khi uống nước đá, bạn sẽ thấy sự tác động và khác biệt vô cùng lớn.

Khi nhiệt độ trong dạ dày thay đổi đột ngột ở mức độ nghiêm trọng, tức là bạn uống ngay một lượng nước đá vào, dạ dày sẽ co thắt liên tục ở mức rất mạnh mẽ, thời điểm này thậm chí có thể gây co giật dạ dày và đau bụng.

2. Nước để qua đêm

Mùa hè nhiệt độ cao và không khí ẩm, là kiểu thời tiết rất thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, trong mùa hè, không những chúng ta nên tránh ăn lại thức ăn để qua đêm, mà còn nên hạn chế sử dụng nước uống để qua đêm.

Sau khi nước nấu đã để qua đêm (hoặc nhiều đêm), vi khuẩn sẽ tự sinh sôi và sẽ sinh ra các vi sinh vật có hại khác. Vì vậy, bạn nên đun nước đủ uống hàng ngày, hạn chế tối đa việc uống nước để qua đêm để không tạo ra nhiều nguy cơ có thể gây viêm dạ dày.

Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể khi bị vi khuẩn hoạt động và tấn công, nhưng đến khi sức đề kháng kém, thói quen này mới gây ra những tác hại mà bạn không thể lường trước được. Vì vậy, cách tốt nhất là uống nước tươi mới.

3. Nước lã (nước sống các loại)

Nước lã chưa đun sôi thường chưa trải qua quá trình diệt vi khuẩn và chất độc hại trong môi trường nhiệt độ cao.

Loại nước này sẽ có nguy cơ cao chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có những quả trứng của các loại ký sinh trùng ẩn nấp và "ngủ đông". Khi chúng được thâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ "tỉnh dậy" và phát triển ký sinh trong các bộ phận cơ thể, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Nhiều người nói rằng nước máy hoặc nước lọc qua vòi đã được khử trùng an toàn, nhưng thực tế, bạn có thể chưa biết rõ sự thật đằng sau quy trình xử lý các loại nước đó. Một số loại vi khuẩn chỉ có thể được tiêu diệt khi được đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C, và hầu như không thể "lọc" sạch chúng bằng cách thông thường.

Chưa kể, một số loại nước có thể bị ô nhiễm thứ cấp trong quá trình từ các công đoạn xử lý đến khi sử dụng, chưa kể, thiết bị lọc nước có thể không được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ đúng cách.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 phút trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 53 phút trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 10 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 19 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Top