3 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh thiếu máu
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng rất phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và trẻ trong giai đoạn dậy thì… Để phòng và điều trị thiếu máu thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.
1. Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng số lượng tế bào hồng cầu hoặc nồng độ huyết sắc tố bên trong chúng thấp hơn bình thường. Huyết sắc tố cần thiết để vận chuyển ôxy và nếu bạn có quá ít hoặc tế bào hồng cầu bất thường, hoặc không đủ huyết sắc tố, khả năng vận chuyển ôxy đến các mô của cơ thể sẽ bị giảm sút. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt và khó thở…
Thiếu máu có thể do một số yếu tố thiếu hụt chất dinh dưỡng do chế độ ăn uống không đủ chất hoặc hấp thu không đủ chất dinh dưỡng, nhiễm trùng (ví dụ như sốt rét, nhiễm ký sinh trùng, lao, HIV), viêm nhiễm, bệnh mạn tính, bệnh phụ khoa và sản khoa và rối loạn hồng cầu di truyền.
Theo TS. BS Phan Bích Nga, Trưởng Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng, thiếu máu dinh dưỡng là kết quả của sự thiếu hụt một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là sắt.
Về nguyên tắc điều trị thiếu máu do thiếu sắt : Ở giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu cần bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt. Nên tiếp tục bổ sung sắt thêm 3 tháng sau khi lượng huyết sắc tố đã trở về bình thường.
Ngoài ra cần phối hợp điều trị nguyên nhân, cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu do thiếu sắt.
2. Người bệnh thiếu máu nên bổ sung nhóm thực phẩm nào?
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu dinh dưỡng, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Trong hầu hết các trường hợp, nếu nguyên nhân do chế độ ăn không đủ sắt, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi thay đổi chế độ ăn uống. Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
2.1. Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Người bệnh thiếu máu cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt.
Thực phẩm có nguồn gốc động vật có hàm lượng sắt cao nhất như: thịt bò, thịt gà, gan động vật, trứng, ngao, sò, hàu, sữa…
Các nguồn cung cấp sắt từ thực vật bao gồm: các loại đậu, đậu lăng, đậu phụ, khoai tây, hạt điều, các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nhiều cám, trái cây khô…
Trên thực tế, chất sắt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (sắt heme) là dạng sắt tốt nhất, vì nó được cơ thể dễ dàng hấp thụ. Còn sắt chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc và rau (sắt không phải heme) được hấp thụ kém hiệu quả hơn nhiều so với sắt heme.
Lưu ý: Không nên uống trà, cà phê ngay sau bữa ăn các thực phẩm giàu sắt vì có thể làm hạn chế quá trình hấp thu sắt.
2.2. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C không chỉ là loại vitamin giúp tăng cường miễn dịch mà nó còn có tác dụng giúp tăng cường hấp thu sắt bằng cách thu giữ sắt không phải heme và lưu trữ ở dạng cơ thể bạn dễ hấp thụ hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, uống vitamin C trong bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%.
Do đó để sắt hấp thu được tốt nhất, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, ớt chuông, dưa, dâu tây, chuối, xoài...
2.3. Thực phẩm giàu kẽm
Theo TS.BS Phan Bích Nga, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh thiếu máu dinh dưỡng không đơn thuần là thiếu sắt mà thường thiếu cùng các vi chất khác, điển hình là kẽm.
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng. Chính vì vậy, để giúp giúp dự phòng nguy cơ thiếu máu, ngoài đảm bảo đủ lượng sắt cần bổ sung đủ kẽm cho nhu cầu hàng ngày ở trẻ.
Các nguồn thực phẩm giàu kẽm rất phong phú như: thịt đỏ, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, hàu, sò, cua, cà rốt, giá đỗ, đậu Hà Lan, đậu nành…
Phát hiện rận mu làm tổ chi chít trên mắt người đàn ông ở Ninh Bình
Bệnh thường gặp - 29 giây trướcGĐXH - Bác sĩ phát hiện hàng trăm con rận mu trưởng thành, nhiều ấu trùng còn sống kèm vỏ kén chi chít dưới chân lông mi.
Cô gái 19 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau khi tiêm filler nâng ngực tại spa
Sống khỏe - 28 phút trướcGĐXH - Sau khi được tiêm chất làm đầy vào ngực, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, choáng ngất, sau đó có dấu hiệu sốt rét run; ngực sưng và nổi nhiều u cục.
Thời tiết thay đổi, nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa
Y tế - 35 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, viêm phổi không chỉ là bệnh phổ biến mà còn đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bé trai 11 tuổi đã mắc ung thư tinh hoàn, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu phát hiện sớm bệnh
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn không cao nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
Hành trình 'tìm con' của bà mẹ 41 tuổi ở Lào Cai từng 3 lần sảy thai liên tiếp
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Hành trình tìm con tiếp theo của chị gặp nhiều khó khăn. Sau 4 lần phải hủy chu kỳ, chị may mắn đậu thai sau khi chuyển phôi ngày 6.
Tập thể dục kiểu 'ngược đời' giúp giảm cân, chống tiểu đường
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcMột nghiên cứu từ Canada cho thấy một thời điểm tập thể dục siêu tốt mà ít ai nghĩ đến.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Y tế - 6 giờ trướcKết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Ca ‘siêu phẫu thuật’ kéo dài 12 tiếng cắt 3m ruột
Y tế - 16 giờ trướcTrong ca “siêu phẫu thuật” dài 12 tiếng, các bác sĩ đã phải cắt 3m ruột để cứu sống bệnh nhân mắc bệnh rất hiếm.
Bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng dịp Tết, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà như thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng tại một số địa phương, bác sĩ đưa ra hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà.
Cứu sống người phụ nữ ngã từ tầng 3 của công trình xây dựng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện E vừa kịp thời cứu sống một trường hợp người bệnh nữ (63 tuổi, ở Nam Định) trong tình trạng nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng gồm chấn thương ngực kín, tràn dịch, tràn khí màng phổi phải, suy hô hấp, gãy nhiều xương sườn và đặc biệt chấn thương cột sống gây mất hoàn toàn cảm giác ở hai chân… nguy cơ tử vong cao.
Liên tiếp 2 bệnh nhân bị đột quỵ khi thức giấc, bác sĩ khuyến cáo thấy dấu hiệu này cần nhập viện ngay
Bệnh thường gặpGĐXH - Cả hai bệnh nhân đột quỵ đều hoàn toàn bình thường trước khi đi ngủ và khi thức giấc lúc gần sáng thì phát hiện liệt nửa người, méo miệng, nói khó...