Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chế biến mộc nhĩ để tránh rước họa cho cả gia đình

Thứ sáu, 07:01 31/01/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mộc nhĩ là thực phẩm được sử dụng nhiều vào dịp Tết, an toàn không có độc tính, nhưng khi chế biến sai thì nguy hiểm khó lường.

Mộc nhĩ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, tinh bột và các chất béo tốt cho sức khỏe. Nó chứa vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối. Trong khi đó, vitamin E có trong mộc nhĩ giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt…

3 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chế biến mộc nhĩ để tránh rước họa cho cả gia đình - Ảnh 1.

Thông thường, mộc nhĩ được bán trên thị trường ở dạng khô, vì vậy, khi muốn sử dụng bạn phải ngâm mộc nhĩ khô trong nước ấm hoặc nước lạnh trong 1-2 giờ, sau đó đun trong 5-6 phút bằng nước sôi. Khi đã chắt bỏ nước, là bạn có thể sử dụng ngay.

Nếu không sử dụng ngay, bạn cần để mộc nhĩ đã sơ chế ráo nước, đậy nắp kín và giữ lạnh trong tủ lạnh có thể giúp bảo quản từ 5-7 ngày. Còn nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, mộc nhĩ đã sơ chế có thể sử dụng trong 2-3 ngày, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hạn chế việc bảo quản mộc nhĩ đã sơ chế ở nhiệt độ phòng bởi nó vẫn mang nguy cơ gây ngộ độc.

Dưới đây là 3 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chế biến mộc nhĩ vì nó có thể khiến bạn tử vong trong gang tấc:

3 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chế biến mộc nhĩ để tránh rước họa cho cả gia đình - Ảnh 2.

Tuyệt đối không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Tuyệt đối không ngâm bằng nước nóng

Nhiều người thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến để nó nở nhanh mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5 - 3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.

Không dùng mộc nhĩ ngâm lâu

Mộc nhĩ khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Không ăn mộc nhĩ tươi

Không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.

Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

3 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chế biến mộc nhĩ để tránh rước họa cho cả gia đình - Ảnh 3.

Những món ăn có mộc nhĩ cần được bảo quản thật tốt. Ảnh minh họa

Những người không nên ăn mộc nhĩ

- Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.

- Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

- Người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhỉ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

Cách chọn mộc nhĩ an toàn

Cũng giống như măng khô, hàm lượng lưu huỳnh vượt ngưỡng trong mộc nhĩ, nấm hương có thể gây nên những tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, khi mua mộc nhĩ nên nhớ:

- Chỉ mua mộc nhĩ ở dạng khô hoàn toàn, tuyệt đối không mua mộc nhĩ tươi.

- Không mua mộc nhĩ nếu ngửi có mùi ẩm mốc.

- Ấn vào tán mộc nhĩ, khi bỏ tay nếu mộc nhĩ nhanh chóng duỗi ra chứng tỏ là loại tốt.

- Không mua mộc nhĩ có màu đỏ cam hay có đốm đen và những cây mộc nhĩ xù xì, nên chọn mộc nhĩ có cánh to dày, khi ăn có cảm giác ngon và giòn hơn.

- Nếu mua mộc nhĩ đen cần xem một mặt có màu xám, mỏng cánh, mặt kia có màu đen bóng và khô ráo, không có mùi lạ và sờ vào không bị sạn.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Theo thống kê, hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A. Đáng chú ý, nhiều trường hợp nhập viện với biến chứng nặng.

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một trong những cách bổ sung Omega-3 hiệu quả là bổ sung thực phẩm, vậy Omega-3 có nhiều nhất trong thực phẩm nào?

Sau việc bé 3 tuổi bị đuối nước nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ cần tránh những sai lầm đáng tiếc

Sau việc bé 3 tuổi bị đuối nước nguy kịch, bác sĩ chỉ rõ cần tránh những sai lầm đáng tiếc

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Tuyệt đối không hơ lửa cho trẻ khi bị đuối nước vì có thể gây bỏng, gây tụt huyết áp do giãn mạch. Không xốc nước vì không có hiệu quả và làm chậm trễ thời gian cấp cứu trẻ...

Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào và cần làm ngay điều gì để phòng bệnh sau Tết?

Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào và cần làm ngay điều gì để phòng bệnh sau Tết?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Một số người chủ quan nghĩ rằng bệnh gan nhiễm mỡ không nguy hiểm. Thực tế, gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc mắc bệnh tiểu đường suy hô hấp, tổn thương phổi vì biến chứng cúm A

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.

5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?

5 tác dụng bất ngờ của nước ngô luộc, ai không nên uống?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Nước ngô luộc chứa rất nhiều vitamin A, B, K, C và nhiều chất dinh dưỡng khác tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa.

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người bệnh đái tháo đường cần biết rõ tình trạng sức khỏe và áp dụng chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm hợp lý, tránh tăng đường huyết đột ngột.

Bất ngờ loại quả rẻ tiền đang bán đầy chợ, giúp ngừa tế bào ung thư hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bất ngờ loại quả rẻ tiền đang bán đầy chợ, giúp ngừa tế bào ung thư hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Chất lycopene có trong cà chua có thể chống lại nhiều loại ung thư như: Ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng, đại trực tràng.

Bí ẩn loại nấm xù xì như bờm sư tử, là dược liệu quý hiếm ít người biết

Bí ẩn loại nấm xù xì như bờm sư tử, là dược liệu quý hiếm ít người biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mang vẻ ngoài xù xì, độc đáo tựa như bờm sư tử, ít ai biết rằng loại nấm mang tên Hầu Thủ lại ẩn chứa sức mạnh phi thường.

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đà Nẵng ghi nhận 1 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Y tế - 1 ngày trước

Hơn 1 tháng đầu năm, Đà Nẵng ghi nhận 245 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong.

Top