3 thay đổi ở ngón tay có thể báo hiệu nhiều bệnh ung thư
Khi mắc bệnh ung thư, không chỉ nơi có khối u mà rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng phát ra cảnh báo. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý đến những dấu hiệu bất thường này.
Bàn tay nói lên nhiều điều về tình trạng sức khỏe. Những thay đổi nhỏ cũng có thể là dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tật hoặc các vấn đề bất thường trong cơ thể, thậm chí là cả bệnh ung thư.
Tiến sĩ Kelly Weselman, bác sĩ xương khớp tại Viện WellStar Rheumatology (Mỹ) cho biết: "Bạn có thể hiểu được nhiều điều (về sức khỏe) chỉ bằng cách nhìn vào bàn tay". Trong đó, những bất thường về ngón tay được cho là có nhiều khả năng liên quan đến các bệnh tim, phổi, dạ dày, u hắc tố hoặc khối u về xương. Vì vậy, chúng ta đừng nên chủ quan mà bỏ 3 thay đổi sau đây trên ngón tay:
1. Ngón tay dùi trống
Ngón tay dùi trống chỉ hình dáng ngón tay bất thường với phần đầu ngón tay, bao gồm cả móng tay phát triển lớn hơn bình thường. Chúng cũng thường có hình dáng như một chiếc thìa úp ngược, đầu ngón tay có xu hướng sưng tấy và chuyển sang màu đỏ hoặc đen. Móng tay thường có xu hướng cong xuống đáng kể, mọc lồi. Giường móng trở nên mềm, tạo cảm giác xốp khi ấn lên móng và xuất hiện nếp nhăn rõ rệt trên móng cũng như da.

Ngón tay dùi trống thường liên quan đến bệnh nhân ung thư phổi (Ảnh minh họa)
Tình trạng ngón tay dùi trống thường xuất hiện do một hoặc một vài vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nó chủ yếu liên quan đến tình trạng thiếu oxy mãn tính ở phần cuối của đầu chi. Tùy vào nguyên nhân, sự thay đổi ở ngón tay và móng tay có thể phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài năm.
Theo khuyến cáo của tổ chức Nghiên cứu ung thư Anh Quốc, kiểu ngón tay này rất thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý tim hoặc phổi. Các bệnh về hệ tim mạch như bệnh tim bẩm sinh tím tái, phình động mạch phổi, suy tim mãn tính, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp…
Đặc biệt là ngón tay dùi trống được xem như 1 dấu hiệu cảnh báo quan trọng khi mắc ung thư phổi. Có khoảng 30% người bị ung thư phổi có dấu hiệu ngón tay dùi trống, đa số là loại ung thư phổi không tế bào nhỏ. Bởi vì ngoài gây thiếu oxy thì một số khối u phổi tạo ra các chất hóa học giống như một loại hormone. Một trong số các loại hormone này đẩy nhiều máu và chất lỏng đến các mô đầu ngón tay.
Ngoài ra, kiểu ngón tay này cũng có thể liên quan đến xơ gan, viêm loét đại tràng mãn tính, bệnh viêm ruột, lao ruột, ung thư ruột kết nhưng khá hiếm gặp.
2. Xuất hiện nốt ruồi đen trên da, sọc đen ở móng tay
Nếu phát hiện trên ngón tay, ngón chân có nốt ruồi đen, đặc biệt có những thay đổi bất thường như to ra, chảy máu, loét, ngứa, thay đổi màu sắc… thì nên đi khám kịp thời. Bởi vì chúng có khả năng chuyển thành u ác tính, hay còn gọi là u hắc tố - ung thư da rất cao.
Bởi vì ngón tay là vị trí ma sát rất nhiều, cũng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Hay các điều trị và kích ứng không phù hợp như châm cứu, đốt, đốt nốt ruồi ở quán ven đường sẽ dẫn đến khối u phát triển nhanh hơn.
Còn nếu móng tay của bạn đột nhiên xuất hiện các loại đường sọc bất thường như đường sọc kẻ dọc hay kẻ ngang có màu trắng hoặc đen thì nên lập tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh tật khác nhau, bao gồm cả ung thư.

Rất nhiều người xem nhẹ sọc đen trên móng tay mà không biết đó có thể là dấu hiệu ung thư (Ảnh minh họa)
Theo Trung tâm thông tin công nghệ Sinh học của Mỹ (National Center for Biotechnology Information), ngón tay cái và ngón chân cái chiếm 75% - 90% ung thư nền móng, gọi là u hắc tố dưới da. U hắc tố của móng thường bắt nguồn từ sự hoạt hóa và tăng sinh của hắc tố tạo ra các tế bào hắc tố của nền móng.
Sọc đen chạy dọc móng nếu không phải do chấn thương thì thường cảnh báo bệnh ung thư da, được gọi là khối u ác tính subungual. Loại ung thư này chỉ ảnh hưởng đến 1 móng tay nên khá dễ nhận biết.
Các sọc trắng dọc theo móng tay thường liên quan đến các bệnh ngoài da, tay chân miệng. Còn sọc trắng ngang có thể là do cơ thể thiếu kẽm và protein nuôi dưỡng móng. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở gan hay thận.
3. Mọc nhiều mụn nước hoặc u sần bất thường
Hầu hết chúng ta đều xem nhẹ mụn nước li ti mọc ở ngón tay. Chỉ khi quá nhiều hay quá khó chịu mới tự đi mua thuốc về bôi. Tuy nhiên, đây có thể là những dấu hiệu của việc các cơ quan nội tạng mà phổ biến nhất là gan của bạn đang “cầu cứu”.
Nếu mụn nước mọc thành từng cụm, gây ngứa ngáy hoặc liên tục mọc lại sau khi bôi thuốc, xin đừng đổ lỗi cho dị ứng hay “cơ địa”, có thể là gan của bạn đã tích tụ quá nhiều độc tố và trở nên quá tải. Ở giai đoạn bạn đã mắc các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan, mụn nước sẽ đi kèm với vàng da. Dù đã nặn hết dịch trong mụn thì vết thương cũng rất lâu lành và thường gây ra bong tróc da thời gian dài.

Mụn nước mọc nhiều bất thường trên ngón tay rất có thể là do gan của bạn đang có vấn đề (Ảnh minh họa)
Đặc biệt là đừng chủ quan với các nốt sần, cục u bất thường ở ngón tay. Nhất là khi chúng xuất hiện không rõ nguyên nhân, có tình trạng ngứa dữ dội, tê dại, đau hay lở loét. Đó rất có thể là dấu hiệu của ung thư da, u xương và mô mềm.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.