Hà Nội
23°C / 22-25°C

30 phút cuối cùng trong đời Tổng thống của Dương Văn Minh ra sao?

Thứ năm, 10:13 30/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Nhân 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nhân chứng lịch sử bắt giữ Tổng thống ngụy Dương Văn Minh đã kể lại những tình huống, những lời thoại trong cuộc đấu trí dài 30 phút kể từ khi bắt giữ và áp giải Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng.

 

Trung tướng Phạm Xuân Thệ. 	Ảnh: C.T
Trung tướng Phạm Xuân Thệ. Ảnh: C.T

 

Bí mật đằng sau hai bức ảnh

Mở đầu câu chuyện, Trung tướng Thệ cho biết, sáng ngày 30/4/1975, sau các cuộc chạm trán ác liệt ở cầu Sài Gòn, cầu Thị Nghè, mũi thọc sâu của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Bám sau những chiếc xe tăng tiên phong, chiếc xe Jeep chở Đại úy Phạm Xuân Thệ phóng thẳng vào Dinh Độc lập sau khi cổng chính bị xe tăng của ta húc đổ.

Khi nhắc đến diễn biến của trưa ngày 30/4/1975 lịch sử, ai cũng nằm lòng các chi tiết Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và nội các bị bắt giữ sau đó được áp giải ra Đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Diễn biến của thời khắc lịch sử này gắn liền với hai bức ảnh nổi tiếng. Một bức chụp Chuẩn tướng VNCH Nguyễn Hữu Hạnh giới thiệu mình trước Đại úy Thệ và các chiến sĩ Quân giải phóng ở hành lang Dinh Độc lập. Bức còn lại là hình ảnh hai người đứng đầu bộ sậu ngụy quyền Sài Gòn gồm Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bị áp giải ra Đài phát thanh, vây quanh là các nhà báo phương Tây, chiến sỹ Quân giải phóng và Đại úy Thệ với khẩu súng ngắn trên tay.

“Khoảng thời gian giữa hai bức ảnh kéo dài chừng hơn 30 phút nhưng đó thực sự là cuộc đấu trí không khoan nhượng giữa ta và địch”, Tướng Thệ khẳng định. Theo lời kể của Tướng Thệ, sau khi gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở hành lang, được ông ta giới thiệu là trợ lý của Tổng thống Dương Văn Minh và cung cấp chi tiết toàn bộ tên tuổi giới chóp bu của ngụy quyền Sài Gòn đang tập trung ở phòng họp cách hành lang chưa đến mười bước chân. Đến lúc này, Đại úy Thệ và các chiến sỹ quân giải phóng mới biết bộ sậu của ngụy quân đang tụ tập ở đây. “Ban đầu chỉ nghĩ vào để chiếm Dinh, cắm cờ chứ không nghĩ cả bộ sậu của địch vẫn ngồi đầy đủ trong phòng họp. Sau này tìm hiểu mới biết, việc quân ta có mặt ở Dinh Độc lập vào thời khắc đó nằm ngoài dự tính của địch. Có thể mục tiêu ban đầu của cuộc họp này là ngồi để ra mắt nội các mới, bàn các vấn đề về hiệp thương, ngừng bắn”, Tướng Thệ nói.

Tiếng súng ăn mừng và nỗi lo sợ của Dương Văn Minh

 

Đại úy Thệ (bìa phải) tay cầm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh ra Đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. 	Ảnh: TL
Đại úy Thệ (bìa phải) tay cầm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh ra Đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Ảnh: TL

 

Khi Quân giải phóng được Chuẩn tướng ngụy quân Nguyễn Hữu Hạnh dẫn đến phòng họp lớn thì toàn bộ các thành viên có mặt trong phòng đều đứng dậy. Hai người từ từ bước ra cửa, trong đó có một người rất to cao được giới thiệu là Tổng thống Dương Văn Minh, đi sau là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Lúc này Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến vào nội đô nên đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao”. Ngay lập tức, Đại úy Thệ khẳng khái: “Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải đầu hàng vô điều kiện”. Khi nghe đến cụm từ “bắt làm tù binh”, phòng họp có tiếng xì xào. Vẻ sợ hãi lộ rõ trên nét mặt của Dương Văn Minh và các thành viên nội các Sài Gòn. Cộng thêm việc, bên ngoài lúc này tiếng súng chát chúa liên hồi (mà theo Tướng Thệ, đó chính là tiếng súng ăn mừng của quân ta) càng làm cho Dương Văn Minh và nội các của ông ta thêm phần lo sợ.

Sau khi dứt lời tuyên bố, Đại úy Thệ và các chiến sĩ Quân giải phóng yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh phải tới ngay Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Lúc này trong tâm trí tôi chỉ biết yêu cầu Dương Văn Minh tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng càng sớm càng tốt. Mục đích nhằm buộc ngụy quân ở trên khắp chiến trường buông súng, tránh tổn thất cho quân ta... Tuy nhiên, diễn biến không hề đơn giản, khi nghe yêu cầu, Dương Văn Minh và nội các tìm đủ mọi cách để trì hoãn việc tới Đài Phát thanh. Ông Minh lấy lý do bên ngoài không an toàn nên không đi. Sau đó, ông ta và nội các đưa ra đề xuất nối đường dây để đọc lời đầu hàng từ Dinh Độc lập”, Tướng Thệ kể.

Liên quan đến tình tiết này, trong cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0: Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm” của tác giả, nhà báo Borries Gallasch, người có mặt từ đầu đến cuối trong thời khắc lịch sử này thuật lại: “Tôi chạy vào dinh vừa đúng lúc. Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất có mặt tại đấy - là tôi, chứng kiến Đại tướng Minh “lớn”, Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của Doan-Don-Son (Đoàn Đông Sơn - PV) của Quân giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K55 của Nga. Thệ rất phấn khích la lớn: “Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra Đài Phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng”. Nhưng ông Minh đã không muốn đi. Ông ta đề nghị rằng bài nói của ông phải được thu âm vào máy ở trong Dinh. Họ tranh luận về việc đó. Càng lúc, càng nhiều người lính cách mạng chạy vào. Rồi họ bắt đầu tìm máy thu, nhưng không có kết quả”…

Cuộc đấu trí trên chiếc xe Jeep ra Đài Phát thanh Sài Gòn

Sau đó, dưới sự cương quyết của quân ta, Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đã phải chấp thuận yêu cầu ra Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Khi ra khỏi dinh, Dương Văn Minh mở lời mời rồi chỉ ra hướng xe của mình đang đỗ: “Mời chỉ huy lên xe…”. Tuy nhiên, Đại úy Thệ và các chiến sỹ yêu cầu ông ta lên chiếc xe Jeep lịch sử của quân ta.

Tướng Thệ kể lại: “Khi lên xe, Dương Văn Minh được yêu cầu ngồi ở giữa, hai bên là hai chiến sỹ của ta. Mục đích đề phòng trường hợp "có biến" khi quân địch thấy Tổng thống bị Quân giải phóng áp giải. Trên xe, khi thấy Quân giải phóng đổ về tràn ngập trên các tuyến phố. Tôi hỏi: “Ông Minh, ông thấy lực lượng Quân giải phóng như thế nào? Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi biết Quân giải phóng đã vào Sài Gòn thì chúng tôi sẽ thất bại”. Tôi hỏi tiếp: “Biết thất bại, tại sao ông không tuyên bố đầu hàng sớm?", Dương Văn Minh trả lời: “Nếu Quân giải phóng chưa tiến vào Sài Gòn mà tôi tuyên bố đầu hàng thì cấp dưới có nhiều người không đồng tình, họ sẽ khử tôi”.

Về lời tuyên bố đầu hàng, Tướng Thệ cho biết, mỗi người góp một ý, Chính ủy Bùi Văn Tùng hoàn thiện rồi đưa cho Dương Văn Minh đọc nhưng ông ta đọc sai nhiều lần. Để lời tuyên bố được đọc một cách thông suốt, các chiến sỹ của ta phải đọc lại để ông ta viết. Tuy nhiên, lúc viết, hai bên còn phải tiếp tục công cuộc đấu tranh khá cam go.

“Lời tuyên bố có đoạn đầu là: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam…”. Tuy nhiên, khi đọc đến chữ “Tổng thống chính quyền Sài Gòn” thì Dương Văn Minh nhất quyết không viết và không nhận mình là... tổng thống. Lúc đó, chúng tôi nói với ông ta rằng, ông có là tổng thống một giờ hay một ngày đi chăng nữa thì vẫn là tổng thống và yêu cầu ông ta viết đúng với lời tuyên bố đã soạn sẵn”, Tướng Thệ nhớ lại.

Trước sự kiên quyết của các chiến sĩ Quân giải phóng, Tổng thống Dương Văn Minh đã buộc phải thực thi đúng yêu cầu một cách nghiêm túc. Sau khi đọc lời tuyên bố đầu hàng xong, Dương Văn Minh được chở trở lại Dinh Độc lập để bàn giao cho Bộ Tư lệnh.

 

Theo Tướng Thệ, khi trở lại Dinh Độc lập ông đã bị khiển trách bởi trong thời gian áp giải Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh Sài Gòn thì Bộ Tư lệnh vào dinh và chỉ thấy toàn bộ bộ sậu nhưng thiếu hai nhân vật đứng đầu của ngụy quyền là Tổng thống Minh và Thủ tướng Mẫu. Lời khiển trách cho rằng, nếu việc áp giải và yêu cầu Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng có gì sai sót hoặc thậm chí để “sổng” mất Tổng thống ngụy quyền thì Đại úy Thệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

“Lúc bắt được Minh, trong đầu tôi chỉ nghĩ ngay tới việc yêu cầu ông ta tuyên bố đầu hàng càng nhanh càng tốt để tránh thương vong cho chiến sỹ ở chiến trường mà quên mất việc phải báo cáo cấp trên. Vì vậy, thú thực vừa trong tâm trạng mừng chiến thắng, tôi vừa lo lắm. Tuy nhiên, đến chiều ngày 1/5 thì Đại tá Nguyễn Ân, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 đích thân tới gặp tôi và nói: “Các cậu xử lý tình huống đó rất tốt, không có gì sai sót, cấp trên biểu dương các cậu”. Nghe xong tôi mới thấy nhẹ cả người”, Tướng Thệ nhớ lại.

Công Tâm/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái trẻ qua đời trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc: Đang trở về sau chuyến du lịch Đà Lạt, chồng gục ngã cạnh thi thể trong đau đớn

Cô gái trẻ qua đời trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc: Đang trở về sau chuyến du lịch Đà Lạt, chồng gục ngã cạnh thi thể trong đau đớn

Thời sự - 2 giờ trước

Chuyến đi du lịch cùng gia đình và bạn bè tại Đà Lạt đáng lẽ là một kỷ niệm đẹp, nhưng trên đường về, tai nạn kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc đã cướp đi sinh mạng của chị N.T.N.Tr (Bình Phước), để lại nỗi đau xót xa cho người thân, đặc biệt là chồng chị.

Tìm thấy thi thể nam shipper bỏ lại xe hàng trên cầu rồi gieo mình xuống sông

Tìm thấy thi thể nam shipper bỏ lại xe hàng trên cầu rồi gieo mình xuống sông

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Sau gần 2 ngày tìm kiếm, thi thể nam shipper nhảy từ cầu Quán Hàu xuống sông Nhật Lệ được tìm thấy ở khu vực cách cầu khoảng 3km về phía hạ nguồn.

Thanh minh của người Tày ở Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Thanh minh của người Tày ở Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vào dịp đầu tháng ba âm lịch hằng năm, người dân Bắc Kạn lại rộn ràng sắm sửa mâm cỗ, vàng hương,… Để tổ chức tết Thanh minh. Ngoài ra, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu trong dòng họ đoàn tụ sum vầy, gắn kết tình cảm.

Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam ra mắt, đưa ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam 'trỗi dậy' trong kỷ nguyên mới

Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam ra mắt, đưa ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam 'trỗi dậy' trong kỷ nguyên mới

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 31/3, Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA) đã chính thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam. Sự kiện này không chỉ là cột mốc quan trọng, mà còn là lời khẳng định cho sự "trỗi dậy" mạnh mẽ của ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Nam MC cùng vợ tống tiền người phụ nữ bằng clip nhạy cảm

Nam MC cùng vợ tống tiền người phụ nữ bằng clip nhạy cảm

Pháp luật - 4 giờ trước

Nam MC cùng vợ bị bắt giữ để điều tra về hành vi dùng clip nhạy cảm tống tiền một người phụ nữ trẻ

Giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị hiện ra sao?

Giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị hiện ra sao?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian triển khai, đến nay huyện Gio Linh hoàn thành giải phóng mặt bằng 239,64 héc ta phục vụ dự án Cảng hàng không Quảng Trị, còn lại 25,73 héc ta đang tiếp tục được triển khai.

Sau 10 năm tích góp, vợ chồng nhà giáo từ bỏ giấc mơ mua nhà Hà Nội: "Chúng tôi chọn sống, thay vì vay nợ cả đời"

Sau 10 năm tích góp, vợ chồng nhà giáo từ bỏ giấc mơ mua nhà Hà Nội: "Chúng tôi chọn sống, thay vì vay nợ cả đời"

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - 10 năm bằng cả thanh xuân cống hiến nơi bục giảng, gom góp từng đồng lương giáo viên, hai vợ chồng anh chị T.M (Tân Xuân, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn không thể chạm tay tới căn nhà nhỏ giữa lòng Thủ đô. Khi giấc mơ hoá thành gánh nặng, họ buộc phải đưa ra quyết định đau lòng nhưng thực tế: "Thôi không cố nữa, mình sống sao cho thoải mái là được".

Phạt người đàn ông bình luận phân biệt địa phương, chia rẽ tình cảm

Phạt người đàn ông bình luận phân biệt địa phương, chia rẽ tình cảm

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Quá trình dùng mạng xã hội, ông H. có nhiều bình luận với nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương, chia rẽ tình cảm giữa cán bộ, nhân dân 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Thái Bình: Triệt phá đường dây lô đề hàng nghìn tỷ đồng của Tuấn 'Chợ Gốc'

Thái Bình: Triệt phá đường dây lô đề hàng nghìn tỷ đồng của Tuấn 'Chợ Gốc'

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Chiều ngày 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Thu - Biểu tượng nhan sắc mới của Hoa hậu Doanh nhân Tài sắc Việt Nam 2025

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Thu - Biểu tượng nhan sắc mới của Hoa hậu Doanh nhân Tài sắc Việt Nam 2025

Xã hội - 6 giờ trước

Chiếc vương miện không chỉ là sự công nhận nhan sắc mà còn là biểu tượng cho tài năng, trí tuệ và lòng nhân ái của Nguyễn Thị Minh Thu

Top