Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 bất thường khi ngủ ban đêm cho thấy ung thư đã bắt đầu tàn phá cơ thể

Thứ tư, 09:26 08/06/2022 | Sống khỏe

Những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh ung thư ngày càng cao, trẻ hóa rất nhanh về độ tuổi. Điều đáng lo là rất nhiều người vì chủ quan hoặc thiếu kiến thức mà phát hiện muộn, bỏ lỡ cơ hội điều trị.

Khi các tế bào ung thư xuất hiện và tiến triển không ngừng, cơ thể sẽ phát ra nhiều triệu chứng bất thường. Không chỉ ở ngoại hình, trong ăn uống, sinh hoạt, tinh thần mà ngay cả trong giấc ngủ.

Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến 4 bất thường cảnh báo bệnh ung thư khi ngủ ban ban đêm sau đây:

1. Mất ngủ thường xuyên và kéo dài

Bệnh ung thư và các rối loạn giấc ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các bệnh ung thư đều gây rối loạn giấc ngủ ở mức độ nhất định.

4 bất thường khi ngủ ban đêm cho thấy ung thư đã bắt đầu tàn phá cơ thể - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Do ung thư khiến bệnh nhân đau đớn, khó thở, tức ngực, ho và chèn ép dây thần kinh vào ban đêm, gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến gan, thận, dạ dày, não rất dễ gây ra tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc khoảng 3 - 4 giờ sáng.

Vì đây là khoảng thời gian các cơ quan này phải tự đào thải các độc tố để tiếp tục cho quá trình hoạt động của nó vào ngày hôm sau. Nhưng nếu các khối u đang phát triển, ảnh hưởng đến quá trình thải độc, nó sẽ phát tín hiệu và gây tỉnh giấc vào ban đêm.

Thêm 1 đặc điểm của chứng mất ngủ do bệnh ung thư nữa là 1 khi đã tỉnh giấc, cơ thể sẽ luôn bị trằn trọc, rất khó để chìm vào giấc ngủ trở lại. Tình trạng mất ngủ sẽ kéo dài và khó điều trị bằng thuốc thông thường.

2. Sốt dai dẳng

Sốt thường được coi là biểu hiện bình thường của cảm cúm, qua một thời gian sẽ khỏi và không có gì quá nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bị ung thư, sức đề kháng của con người giảm dần, đặc biệt là về đêm. Vì vậy kéo theo những cơn sốt dai dẳng, uống thuốc mãi cũng không khỏi.

4 bất thường khi ngủ ban đêm cho thấy ung thư đã bắt đầu tàn phá cơ thể - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Có 3 lý do chính khiến các khối u gây sốt như sau:

- Khi khối u trong cơ thể phát triển nhanh chóng gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tế bào khối u, gây hoại tử mô dẫn đến sốt cao.

- Một số khối u sẽ tiết ra các chất kháng nguyên trong khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng tương ứng, từ đó dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể bất thường.

- Một số tế bào khối u sẽ xâm nhập vào trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, và sau đó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây sốt dai dẳng không khỏi.

Về mặt lâm sàng, hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ sốt về chiều tối và đêm. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không phải tất cả bệnh nhân mắc ung thư đều bị sốt hay cứ thường xuyên bị sốt về đêm là ung thư.

Ngoài ra, các triệu chứng của ung thư nói chung không xuất hiện đơn lẻ, sẽ đi kèm với các bất thường khác như các cơn đau, mệt mỏi, sụt cân, ăn không ngon… Nên tốt nhất là tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Tức ngực, ho, khó thở về đêm

Sự phát triển mạnh mẽ của các khối u trong cơ thể ngoài việc chèn ép các cơ quan còn gây tức ngực, khó thở, ho vào ban đêm.

4 bất thường khi ngủ ban đêm cho thấy ung thư đã bắt đầu tàn phá cơ thể - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cơn đau này rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng đau ngực do bệnh tim gây ra. Tuy nhiên, cơn đau do bệnh tim đa phần diễn ra vào ban ngày. Bởi vì ban đêm, tim có chức năng để tự điều chỉnh giúp cơn đau giảm nhẹ hoặc không xuất hiện khi đi ngủ. Vậy nên nếu thường xuyên bị đau tức ngực, nhói tim đi kèm khó thở vào ban đêm, nhất là bị đánh thức bởi cơn đau khi đang ngủ thì rất có thể bệnh ung thư đã bắt đầu tàn phá cơ thể.

Còn với triệu chứng ho, có rất nhiều nguyên nhân gây ra ho như cảm lạnh, viêm họng, ngứa cổ. Nhưng ho do các bệnh này chỉ cần uống thuốc ho là có thể thuyên giảm, còn ho do ung thư sẽ tập trung vào ban đêm, thường là ho khan, kèm theo khó thở, uống thuốc mãi không khỏi. Đó là do khối u tồn tại trong cơ thể, chèn ép nội tạng hoặc là ung thư phổi.

4. Đau nhức cơ thể, nhất là đau xương

Khi cơ thể bị đau dai dẳng và không thể thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi, cơn đau nặng hơn vào ban đêm thì hãy cẩn trọng với ung thư. Ở 1 số người, còn xuất hiện thêm triệu chứng bị co giật hoặc chuột rút mỗi đêm vô cùng khó chịu.

4 bất thường khi ngủ ban đêm cho thấy ung thư đã bắt đầu tàn phá cơ thể - Ảnh 4.

Trong các loại đau cơ thể về đêm do ung thư, đau xương là phổ biến nhất. Có khoảng 70% - 80% bệnh nhân mắc ung thư sẽ bị di căn xương, dẫn tới đau xương. Chúng thường xảy ra trên cột sống, sau đó là xương sườn, xương chậu, xương đùi và xương chân.

Lúc đầu thường là đau từng cơn, đau nhiều khi vận động, nhưng khi bệnh tiếp tục phát triển sẽ gây đau liên tục, đau dữ dội ngay cả khi chỉ làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, cơn đau sẽ trầm trọng hơn vào mỗi đêm, thậm chí không thuyên giảm khi chỉ dùng thuốc giảm đau thông thường.

Các bệnh ung thư có nhiều khả năng phát triển di căn xương bao gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến giáp.

Nguồn và ảnh: QQ, Sunday More, Kknews

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 37 phút trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 20 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Top