4 bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội diễn biến nặng, có ca phải chạy ECMO
GiadinhNet - Điểm chung của 4 bệnh nhân là đều có bệnh lý nền nặng, điều trị trong các bệnh viện dài ngày trước khi phát hiện mắc COVID-19.
Trưa 10/5, Tiểu ban Điều trị (Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) tổ chức hội chẩn trực tuyến toàn quốc điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, trên cơ sở đề nghị của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Cuộc hội chẩn kết nối điểm cầu từ trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 đặt tại Bộ Y tế kết nối với điểm cầu ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2...

Báo cáo tại cuộc hội chẩn, TS Vũ Đình Phú - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cho biết hiện khoa đang điều trị 4 bệnh nhân COVID-19 nặng, trong đó có 1 ca phải chạy ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể). Điểm chung của 4 bệnh nhân là đều có bệnh lý nền nặng, điều trị trong các bệnh viện dài ngày trước khi phát hiện mắc COVID-19.
Cụ thể, trường hợp phải đặt ECMO là BN3019, quê Thái Bình. Sau hơn 1,5 tháng điều trị ở Bệnh viện Việt Đức, người đàn ông 54 tuổi được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hôm 9/4 với chẩn đoán viêm hạch, tràn dịch màng phổi, theo dõi viêm phổi trên nền bệnh nhân suy thận mạn.
BN3019 còn có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm (không điều trị thường xuyên), sỏi thận. Từ 15/4, bệnh nhân này được chuyển sang cơ sở 2 Đông Anh, ở Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp rồi chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực hôm 29/4 do có ho, khó thở tăng dần, có dịch màng phổi, được đặt thở máy từ 30/4.
Ngày 4/5, bệnh nhân này có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Do diễn biến nặng lên, bệnh nhân phải đặt ECMO, lọc máu một ngày sau đó. Siêu âm thấy hình ảnh dịch ngoài màng tim, phù nhiều tay. Hiện bệnh nhân vẫn phải thở máy, lọc máu, đặt ECMO, dùng an thần, tình trạng bệnh rất nặng.

Đánh giá đây là ca bệnh "cực kỳ khó", GS.TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng, cho rằng diễn biến của BN3019 gần giống bệnh nhân ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cách đây không lâu. Ngoài tổn thương cũ, với sự tấn công của SARS-CoV-2, bệnh nhân hiện suy đa tạng, tổn thương phổi, tổn thương tim.
Các chuyên gia trong thống nhất các bác sĩ xem xét thực hiện xét nghiệm thêm cho bệnh nhân, siêu âm tim do bệnh nhân đã có tổn thương tế bào cơ tim do virus.
Trường hợp bệnh nhân nặng thứ 2 được hội chẩn toàn quốc là BN3153, 63 tuổi quê Hải Dương, vào viện hôm 28/4. Bệnh nhân đã sốt kéo dài hơn 2 tháng (thường sốt cao về chiều tối), được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp hơn 10 năm, không điều trị, gù vẹo cột sống hơn 10 năm nay. Chụp CT ngực có hình ảnh viêm phổi kẽ. Cách đây 2 ngày bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đã được đặt nội khí quản, thở máy. "Điều khó khăn của các bác sĩ với bệnh nhân này là do bệnh lý gù vẹo cột sống, cằm gập vào ngực, cổ gạp ngắn, rất khó để cai thở máy, không mở khí quản được cho bệnh nhân" - TS Vũ Đình Phú cho hay.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng. Chức năng thận chưa tổn thương nhiều. GS Bình đề nghị bệnh nhân cần bổ sung xét nghiệm như hút đờm, PCR, tuỷ đồ. Về việc có mở khí quản hay không tuỳ thuộc bác sĩ ở bệnh viện dù không dễ dàng, nhưng phải kiểm soát được đường thở và giữ pH trong khoảng ổn định.
Hai trường hợp khác được đưa ra hội chẩn là BN3015 (nam, 54 tuổi quê Gia Lộc - Hải Dương) có tiền sử xơ gan và BN3028 (nữ, 70 tuổi, ở Nam Từ Liêm - Hà Nội).
Riêng với BN3018, đây là trường hợp vào viện vì sốt kéo dài, mắc đái tháo đường 21 năm, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não di chứng yếu liệt nửa người trái.
Cụ bà vào viện hôm 3/4, điều trị ở khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết trên nền nhiều bệnh mãn tính, nhiễm nấm cơ hội, theo dõi viêm phổi. Hôm 5/5, bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2, được chuyển khoa Cấp cứu, điều trị được 5 ngày thì cụ bà sốt cao, suy hô hấp tăng, phải đặt ống nội khí quản và chuyển khoa Hồi sức tích cực.
Hiện bệnh nhân thở máy qua nội khí quản, vẫn sốt rất cao (39.3 độ C).
Góp ý vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân này, các chuyên gia cho rằng rất cần phải tìm nguyên nhân gây sốt kéo dài, chụp cắt lớp vi tính tìm nguyên nhân kèm theo. Cùng đó, xem xét lại cách dùng kháng sinh cho bệnh nhân này như thuốc chống nấm. Làm thêm siêu âm tim, chụp cắt lớp phổi, điều chỉnh lại máy thở để CO2 giữ giới hạn bình thường, bù dịch.

Hiện nay, ngoài 1 ca phải can thiệp ECMO và 3 ca nặng khác được đưa ra hội chẩn hôm nay, còn có 9 bệnh nhân nặng khác phải thở oxy gọng kính; 26 ca tiên lượng nặng (viêm phổi).
Chia sẻ với các thầy thuốc tham dự cuộc hội chẩn trực tuyến kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - hoan nghênh và cảm ơn nỗ lực tất cả vì bệnh nhân của các y bác sĩ, các chuyên gia, đoàn kết, hỗ trợ điều trị tích cực các bệnh nhân nặng.
Ông cũng động viên tinh thần các thầy thuốc đang trong khu cách ly ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và mong các thầy thuốc vững tin, tiếp tục thực hiện tốt cách ly, nỗ lực chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Ông chia sẻ, Tiểu ban Điều trị, các chuyên gia trong Tổ Hội chẩn luôn sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn khi có bất kỳ đề nghị nào từ các bệnh viện.
Võ Thu

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí
Y tế - 1 ngày trướcNhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 2 ngày trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 2 ngày trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 2 ngày trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em
Y tế - 2 ngày trướcThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Sống khỏe - 3 ngày trướcTrước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Y tế - 3 ngày trướcĐể bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Bị ô tô chèn qua người nguy kịch, nữ sinh 18 tuổi quê Hưng Yên thoát 'cửa tử' ngoạn mục
Y tếGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị vỡ khí quản gốc hai bên. Đây là một tổn thương rất nghiêm trọng và hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cực cao.