4 bệnh vặt, 6 bất thường cảnh báo mầm mống ung thư đang sinh sôi trong cơ thể
Những bệnh vặt thông thường nếu tái đi tái lại quá nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đang sinh sôi trong cơ thể. Nhưng rất nhiều người lại chủ quan, không chú ý tới.
Ông Vương năm nay 61 tuổi sống tại Trung Quốc. Thời gian gần đây luôn cảm thấy khó chịu vùng bụng, lúc đầu đau âm ỉ, sau đó đại tiện ra máu. Ông Vương đến một bệnh viện lớn trong thành phố để khám thì được biết polyp trong cơ thể ông có dấu hiệu trở nên ác tính.
Hóa ra 20 năm trước, ông Vương trong một lần khám sức khỏe đã phát hiện ra một khối polyp có đường kính khoảng 3mm trong cơ thể. Nhưng khi đó, ông vừa được thăng chức Phó giám đốc nhà máy. Do áp lực công việc và cuộc sống, công chuyện bộn bề, ông chẳng có thời gian để quan tâm đến khối polyp trong người.
Thời gian lâu dần, hiện khối polyp này đã lớn hơn chục lần so với trước đây, kích thước 30mm. May rằng ông Vương phát hiện sớm, khối u chưa di căn, sau khi mổ ông cần quay lại bệnh viện tái khám nhiều lần, về tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.

Nghiên cứu lâm sàng và số liệu điều tra dịch tễ học cho thấy 80% trường hợp ung thư có liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt. Cơ chế sinh bệnh ung thư biểu hiện không rõ ràng, nhưng một số lối sống không hợp lý, không khoa học sẽ góp phần thúc đẩy tiến triển của ung thư.
Bạn không nên ăn nhiều thực phẩm ướp chua, cá khô và các loại thực phẩm bảo quản lâu ngày khác. Những thực phẩm này thường dễ biến chất và hư hỏng, không tốt cho sức khỏe. Tránh ăn đồ nóng, cứng trong thời gian dài.
Đồng thời, nên lưu ý những thói quen có thể gây rối loạn hệ thống bên trong cơ thể, dễ dẫn đến xuất hiện các khối u, như hút thuốc, uống rượu, ít tập thể dục, ngồi ì trong khoảng thời gian dài. Tránh những cảm xúc tiêu cực như lo âu và căng thẳng trong khoảng thời gian lâu dài.

4 bệnh vặt là "tín hiệu" sớm của bệnh ung thư
Một số bệnh ung thư trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện, thậm chí dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ và ung thư trực tràng đều có thể gây ra hiện trạng máu trong phân, nhưng máu trong phân của bệnh trĩ không lẫn với phân, có màu đỏ tươi. Còn máu trong phân của ung thư trực tràng là chảy máu đường ruột, máu có màu đỏ sẫm, lẫn trong phân.
2. U xơ vú
U xơ vú là một khối u lành tính phổ biến ở phụ nữ, phần khối u rõ ràng và phát triển chậm. Trong khi ung thư vú có kết cấu cứng, phần khối u không đều, có thể làm thay đổi hình dạng của vú.

3. Nốt ruồi
Trên cơ thể mỗi người đều sẽ có các vết bớt sắc tố, đây là biểu hiện của sự gia tăng hắc tố ở thượng bì và hạ bì, thông thường chúng không gây hại. Nhưng nếu chúng mọc ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, móng tay và các bộ phận dễ bị ma sát khác, bạn nên nâng cao cảnh giác về khối u ác tính.
4. Polyp đại tràng
Những bệnh nhân mắc bệnh polyp đại tràng, có tỷ lệ mắc ung thư đại tràng cao gấp 3 đến 5 lần so với người khỏe mạnh. Một khi phát hiện bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu để chúng phát triển thì bệnh tình rất dễ chuyển biến xấu.
6 dấu hiệu khó chịu cảnh báo ung thư đang ở trong cơ thể
Phần lớn trong giai đoạn sinh bệnh, cơ thể sẽ có một số triệu chứng khó chịu. Các triệu chứng ung thư ở giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu sau, chúng ta nên chú ý nhiều hơn về các dấu hiệu này.
1. Ngứa da
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng ngứa da trong kỳ kinh nguyệt, khí hư bất thường, cần cảnh giác ung thư cổ tử cung. Nếu kèm theo tình trạng vàng da thì nên cảnh giác ung thư gan. Điều này có thể là do các tế bào khối u đang bài tiết, từ đó gây tình trạng ngứa da.
2. Nổi hạch
Nếu sờ thấy trên cổ, nách, ngực...nổi hạch cứng, không rõ độ lớn của hạch, bạn cần hết sức cảnh giác.
3. Sụt cân đột ngột
Trong trường hợp không cố ý ăn kiêng và tập thể dục, cân nặng dao động mạnh trong thời gian ngắn, rất có thể là do một số bệnh ung thư gây ra, như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư phổi... dẫn đến sụt cân.

4. Đặc điểm nước tiểu và phân thay đổi
Nếu mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu, ung thư bàng quang... sẽ có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện hoặc tiểu ra máu. Ung thư đại tràng sẽ có biểu hiện như tiêu chảy thường xuyên hoặc có máu trong phân.
5. Khó nuốt
Ở giai đoạn đầu ung thư thực quản thường có cảm giác khó nuốt hoặc nghẹn thức ăn, khi khối u phát triển thì ngay cả việc ăn thức ăn lỏng cũng rất khó khăn.

6. Ho khan, đờm có máu
Nhiều bệnh nhân do mắc các triệu chứng ho khan hoặc có máu trong đờm. Khi đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu. Dưới sự kích thích của khối u dễ gây vỡ mạch máu, từ đó gây chảy máu.
Nếu bạn muốn phòng ngừa ung thư, hãy bắt đầu từ việc điều chỉnh lối sống không tốt của mình. Tuân thủ nguyên tắc ăn uống hợp lý, tập thể dục hàng ngày, bỏ thuốc lá, cai rượu. Kiểm tra ung thư định kỳ, tích cực điều trị các bệnh mãn tính và tái khám kịp thời.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 14 phút trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 13 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 16 giờ trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 16 giờ trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 1 ngày trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.