Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 mẹo phòng tránh cảm cúm hiệu quả

Thứ tư, 08:00 14/10/2015 | Sống khỏe

Không cho tay lên mặt và ôm ấp nhiều hơn là 2 mẹo bạn nên làm thường xuyên để không bị cảm cúm trong những ngày giao mùa.

Cảm cúm là căn bệnh khó chịu hay xảy ra khi thời tiết trở lạnh. Dưới đây là 4 mẹo bạn nên làm thường xuyên để phòng tránh cảm cúm, theo trang Men's Health.

Không cho tay lên mặt

Lời khuyên này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng lại rất khó để thực hiện. Theo một nghiên cứu năm 2012 của Mỹ, con người chạm tay vào mặt khoảng 3,6 lần mỗi giờ.

Tiếp xúc tay được cho là hình thức truyền bệnh "hiệu quả" nhất. Bàn tay nhiễm virus khi đưa lên mặt sẽ khiến cơ thể dễ bị tấn công. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện những người lao động thường xuyên chạm tay vào mũi hoặc mắt có tỷ lệ viêm nhiễm đường hô hấp tăng 41%.

 

Nếu không thể ngừng chạm vào mặt, bạn hãy chắc chắn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trong 20 giây. Nên lưu ý chà kỹ hai mặt của bàn tay, phần giữa các ngón tay và dưới móng tay.

Ngủ đủ

Bạn rất dễ ốm nếu ngủ không đủ giấc. Người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ cảm cúm cao hơn 4 lần so với người ngủ 7 tiếng hoặc nhiều hơn. Thiếu ngủ khiến các tế bào miễn dịch làm việc kém hiệu quả dẫn đến cơ thể dễ bị viêm nhiễm.

Đến phòng gym

Bạn nên giữ nguyên thói quen luyện tập khi trời lạnh. Lý do: Theo nghiên cứu của Đại học Appalachian (Mỹ), người tập thể thao 5 ngày trở lên mỗi tuần ít bị ốm hơn 46% so với người chỉ tập một ngày.

Khi tập luyện, nhiệt độ cơ thể và lượng máu lưu thông tăng lên, cơ bắp được kích hoạt. Nhờ đó các tế bào chống lại bệnh tật lưu trữ trong các mô bạch huyết được "triệu tập" và đi khắp cơ thể giúp phát hiện tiêu diệt mầm bệnh.

Tác giả nghiên cứu trên là tiến sĩ David Nieman khuyên bạn nên dành 30-60 phút tập cardio mỗi lần đến phòng gym và ưu tiên các bài tập toàn thân chứ đừng chỉ tập trung 1-2 bộ phận.

Ôm ấp

Stress là nguyên nhân dẫn đến cảm cúm vì kích thích các loại hormone làm suy yếu hệ miễn dịch. Một nghiên cứu trên tờ Psychological Science chỉ ra người đang bị stress được ôm ấp sẽ tăng cường khả năng chống với virus cảm cúm. "Ôm là một hành động thể hiện sự hỗ trợ, và khi con người cảm thấy mình được giúp đỡ, họ sẽ đối phó tốt hơn với stress", đồng tác giả của công trình là tiến sĩ tâm lý học Denise Janicki-Deverts từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết.

Theo Minh Nguyên (VnExpress.net)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 20 phút trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Top