4 món ăn ngon miệng nhưng... nguy hiểm cho sức khỏe
Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà) là loài cá sống ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt. Ở Việt nam, cá nóc có gần 70 loài khác nhau, có loài độc và không độc. Loài cá nóc độc người dân ăn thường có thân 4 – 40cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng.
1. Sushi cá nóc
Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà) là loài cá sống ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt. Ở Việt nam, cá nóc có gần 70 loài khác nhau, có loài độc và không độc. Loài cá nóc độc người dân ăn thường có thân 4 – 40cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng.
Món sushi cá nóc là món ăn được nhiều người ưa chuộng ở nhiều nước, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù đây là món ăn ngon nhưng việc chế biến cá nóc sao cho an toàn thì lại không hề đơn giản, chỉ lơ là một chút là có thể gây chết người. Ở Nhật Bản, chỉ có những đầu bếp chuyên nghiệp, có bằng mới được chế biến món ăn này do mức độ nguy hiểm của món ăn này.
Độc tố của cá nóc có nhiều nhất ở gan, tụy, máu, mang, đầu và trứng. Tuy nhiên, ngay cả thân cá cũng có độc tố cao, do đó, nhiều người ăn thịt cá nóc cũng bị ngộ độc. Hai độc tố chính trong cá nóc là tetrodotoxin và hepatoxin. Các độc tố này rất bền vững, nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ thì độc tố mới giảm đi 1/2. Đó chính là lý do tại sao rất nhiều người bị ngộ độc do ăn các món liên quan đến cá nóc.
Thường sau khi ăn cá nóc độc từ 20 phút đến 3 giờ, nạn nhân bị tê môi và đầu lưỡi, sau đó lan dần đến chân tay. Các triệu chứng khác thèm theo có thể bao gồm: đau đầu, đau bụng, đau cánh tay, đi đứng loạng choạng, nôn mửa dữ dội, rồi khó thở, hôn mê, hô hấp ngưng trệ... Nạn nhân có thể chết sau 1,5-8 giờ.

2. Cháo ấu tẩu
Cháo Ấu tẩu còn được gọi là cháo độc dược bởi nó được nấu từ củ Ấu tẩu. Món ăn này của người Hà Giang và được cho là cực bổ, có thể giúp người ăn giãn gân cốt, giảm đau nức các cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt nhất là đối với đàn ông vì khiến các đấng mày râu tăng khả năng ham muốn.
Tuy nhiên, củ Ấu tẩu có tính độc cực mạnh, có thể khiến người dùng toàn thân bị co rúm và mất mạng. Để nấu món cháo này, người ta phải ngâm loại củ này trong nước gạo đặc, sau đó ninh dừ 4-5 giờ cho hết chất độc, củ tơi ra thành bột đặc sền sệt. Sau đó, họ mới nấu thành cháo. Cháo Ấu tẩu có mùi béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, đặc trưng của củ Ấu Tẩu. Một vị đắng bùi, mới ăn thì khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh nghiện.
Tuy nhiên, nếu củ Ấu tẩu không được ngâm và ninh cho hết chất độc thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng khi ăn.

3. Hàu sống
Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu và có lợi cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán.
Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Theo Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ thì hàu là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Những người bị bệnh gan, tiểu đường, bạch cầu... sẽ càng có nguy cơ nhiễm khuẩn virus vibro nặng. Chỉ có nấu chín hải sản, trong đó có cả hàu mới có thể diệt sán, trừ giun.

4. Nem chua
Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc biệt của nó. Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được. Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, lại không qua chế biến chín nên nem chua có thể bị lây nhiễm liên cầu lợn.

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.