Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 lầm tưởng thường gặp về ung thư tuyến tiền liệt

Thứ năm, 11:31 05/01/2017 | Sống khỏe

Đa số đàn ông cho rằng phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt sẽ kết thúc đời sống tình dục và phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh.

Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp về căn bệnh ung thư này ở đàn ông, theo WebMd.

Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt nghĩa là kết thúc đời sống tình dục và gây rò rỉ nước tiểu

Thực tế: Bác sĩ phẫu thuật sẽ có cách không tác động đến các dây thần kinh giúp duy trì quá trình cương. Quan hệ tình dục vẫn diễn ra tốt đẹp sau mổ, song cần 4-24 tháng hoặc lâu hơn để phục hồi. Nam giới trẻ tuổi có thời gian lành sớm hơn. Nếu vẫn gặp khó khăn, hãy hỏi bác sĩ về các biện pháp điều trị rối loạn chức năng cương.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác như bức xạ và liệu pháp hormone có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Trao đổi kỹ với bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp.

Bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu sau khi phẫu thuật nhưng thường là ngắn hạn. Trong vòng một năm, khoảng 95% nam giới có thể kiểm soát bàng quang bình thường như trước mổ.

Ảnh minh họa: UPI.
Ảnh minh họa: UPI.

Chỉ đàn ông lớn tuổi mới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Thực tế: Khá hiếm nam giới dưới 40 mắc bệnh nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Tuổi tác không phải là điều duy nhất. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Nếu cha hoặc anh trai bị bệnh, bạn có khả năng mắc gấp 2-3 lần bình thường. Càng nhiều người thân gặp phải bệnh này, nguy cơ của bạn càng cao.

- Chủng tộc: Đàn ông Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được điều này.

Phải điều trị ngay lập tức khi phát hiện bệnh

Thực tế: Bạn và bác sĩ sẽ cùng kiểm tra, bàn bạc để quyết định thời điểm điều trị. Liệu trình có thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh lý khác. Nếu điều trị không làm tốt hơn tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể cân nhắc "giám sát chủ động" và có quyết định phù hợp khi cần thiết.

Mức PSA cao có nghĩa là bạn bị ung thư tuyến tiền liệt

Thực tế: Không nhất thiết. Các bệnh khác ở tuyến tiền liệt có thể làm tăng mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt). Nồng độ PSA cao là gợi ý giúp bác sĩ quyết định cân nhắc làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt. Nếu mức PSA đi xuống sau khi điều trị ung thư, đó là điều tuyệt vời.

Nếu bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn chắc chắn chết vì nó

Thực tế: Nếu kiểm soát bệnh tốt, bạn có khả năng sống đến già hoặc sẽ chết vì một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên điều này không có nghĩa việc kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt không quan trọng. Phát hiện sớm bệnh rất quan trọng để tăng hiệu quả điều trị.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 2 giờ trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 17 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ mỗi ngày trở thành thói quen của nhiều người, nhất là người muốn giảm cân, người cao tuổi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Top