Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 loại thuốc cần uống nhiều nước

Thứ sáu, 15:51 28/02/2025 | Bệnh thường gặp

Khi uống thuốc viên, chúng ta cần uống thuốc với nước để đẩy nhanh quá trình hòa tan thuốc trong dạ dày, nâng cao hiệu quả của thuốc và đẩy nhanh quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Một số loại thuốc cần nhiều nước hơn bình thường...

1. Tác dụng của nước khi uống thuốc

Khi uống thuốc viên, nước giúp thuốc đi từ miệng đến dạ dày và đến ruột non để hấp thụ để tạo ra tác dụng mong muốn. Nuốt thuốc mà không có đủ nước có thể làm thuốc mắc kẹt tại thực quản gây kích ứng thực quản, ngăn thuốc hoạt động bình thường và thậm chí có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn trong một số trường hợp.

Lượng nước cần thiết cũng có thể phụ thuộc vào dạng thuốc. Ví dụ, bạn có thể cần phải nuốt nhiều nước hơn với viên thuốc lớn hoặc viên nang so với viên thuốc nhỏ hoặc thuốc dạng lỏng.

5 loại thuốc cần uống nhiều nước- Ảnh 1.

Khi uống thuốc viên, chúng ta cần uống thuốc với nước để có thể đẩy nhanh quá trình hòa tan thuốc trong dạ dày.

2. Những loại thuốc cần uống nhiều nước hơn

Thuốc hạ sốt : Thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol và ibuprofen chủ yếu có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Quá trình hạ sốt sẽ kèm theo đổ mồ hôi nhiều. Để tránh bị kiệt sức do đổ mồ hôi quá nhiều và mất nước, bạn nên uống nhiều nước hơn khi dùng loại thuốc này.

Thuốc gây kích ứng đường tiêu hóa: Thuốc bisphosphonate đường uống, như natri alendronate, gây kích ứng thực quản và phải uống với nhiều nước. Đồng thời, người bệnh không nên nằm ngay trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc. Ngoài ra một số loại thuốc gây kích ứng đường tiêu hóa như kali clorua, vitamin C, aspirin, prednisone... cũng nên tăng lượng nước uống để giảm bớt sự kích ứng của thuốc đối với đường tiêu hóa.

Thuốc hạ axit uric : Khi sử dụng các thuốc hạ axit uric như allopurinol, febuxostat, tốt nhất nên uống trên 2.000 ml nước mỗi ngày để tránh nồng độ axit uric trong hệ tiết niệu tăng quá cao và hình thành sỏi.

Thuốc lợi tiểu : Các thuốc lợi tiểu thông thường (như furosemide, hydrochlorohiazide, spironolactone) có tác dụng lợi tiểu và dễ khiến bệnh nhân bị khô miệng, tiểu nhiều hoặc đánh trống ngực, cần uống nhiều nước để thay thế lượng dịch cơ thể bị mất.

5 loại thuốc cần uống nhiều nước- Ảnh 2.

Có một số loại thuốc cần nhiều nước hơn các loại thuốc khác sau khi dùng.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Metformin và chất ức chế SGLT2, có thể dẫn đến mất nước. Một tác dụng phụ của metformin là đau dạ dày và tiêu chảy. Chất ức chế SGLT2 ngăn thận tái hấp thu glucose trong máu đang được lọc, khiến đường được bài tiết qua nước tiểu, điều này có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Để dùng thuốc an toàn, người bệnh luôn đọc kỹ nhãn thuốc và mọi thông tin đi kèm. Tìm hiểu lượng nước bạn cần uống cùng với thuốc. Lượng nước phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại thuốc bạn đang dùng và tình trạng bệnh lý cụ thể. Nếu không chắc chắn mình nên uống bao nhiêu nước, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ.


DS. Dương Khánh Linh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông mắc bệnh gút thừa nhận: "Tôi uống rất nhiều loại thuốc chữa gút, từ thuốc nam gia truyền đến thuốc xách tay…". Chỉ trong 1 năm, cân nặng của anh từ 90 kg tăng lên 110 kg.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Top