Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 mẹo kiểm soát đường huyết tăng đột biến vào buổi sáng

Thứ ba, 08:00 27/08/2024 | Sống khỏe

Kiểm soát đường máu rất quan trọng ở người bệnh đái tháo đường, giúp giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm…

Đái tháo đường là một tình trạng sức khỏe trong đó cơ thể sản xuất không đủ insulin - chất giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở những người đái tháo đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (bệnh đái tháo đường type 1) hoặc cơ thể kháng lại tác dụng của insulin (bệnh đái tháo đường type 2), dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát đường trong máu :

1. Ăn bữa sáng lành mạnh giúp giảm đường máu

Ăn sáng lành mạnh rất quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị đái tháo đường. Bữa sáng tốt có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định trong suốt cả ngày.

Bữa sáng thân thiện với bệnh nhân tiểu đường nên chứa nguồn protein nạc, carbohydrate phức hợp và nguồn chất béo lành mạnh. Cả ba đều giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ, do đó, bất kỳ sự gia tăng lượng đường nào sau bữa ăn đều chậm hơn và được kiểm soát. Điều này giúp ổn định lượng đường trong máu trong suốt cả ngày.

5 loại protein nạc nên ăn nếu muốn giảm cân

Bữa sáng thân thiện với bệnh nhân tiểu đường nên chứa nguồn protein nạc và nguồn chất béo lành mạnh.

2. Uống đủ nước

Lượng đường trong máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mất nước, đây là nguy cơ đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến vào buổi sáng là uống đủ nước, giúp ngăn ngừa mất nước cho cơ thể và hỗ trợ chức năng thận tốt hơn.

Nước giúp thận đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi máu. Một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều nước hơn sẽ giảm nguy cơ phát triển lượng đường trong máu cao.

Nước không chứa carbohydrate hoặc calo nên đây là thức uống hoàn hảo cho những người bị tiểu đường. Tránh dùng đồ uống có đường (sẽ làm tăng lượng đường trong máu).

3. Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất có thể giúp bạn kiểm soát tác động của bệnh tiểu đường loại 2. Tập thể dục thường xuyên có thể:

- Giảm lượng đường trong máu: Thói quen tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu theo thời gian.

- Giúp tế bào phản ứng tốt hơn với insulin: Tập thể dục giúp cải thiện độ nhạy insulin, cho phép tế bào sử dụng hormone hiệu quả hơn.

- Góp phần đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Tập thể dục cường độ vừa phải có thể giúp bạn được và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh , từ đó có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Theo dõi/ kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm…

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ. Tập luyện thể thao có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch này.

- Duy trì sức mạnh cơ bắp: Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn duy trì sức mạnh cơ bắp.

4. Ngủ 7- 8 tiếng mỗi ngày

Ngủ đủ giấc không chỉ quan trọng để duy trì mức năng lượng mà còn rất quan trọng đối với việc điều chỉnh hormone, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Người bệnh đái tháo đường cố gắng ngủ liên tục 7- 8 tiếng mỗi đêm để hỗ trợ chức năng trao đổi chất tối ưu và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

5. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Đối với người bệnh đái tháo đường, cần phải liên tục theo dõi lượng đường trong máu. Điều này rất quan trọng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là vào buổi sáng.


BS. Tăng Minh Hoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 34 tuổi mắc nhồi máu cơ tim cấp, nguyên nhân gây bệnh rất nhiều người trẻ làm mỗi ngày

Người đàn ông 34 tuổi mắc nhồi máu cơ tim cấp, nguyên nhân gây bệnh rất nhiều người trẻ làm mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cứu sống thuyền viên 34 tuổi, quốc tịch Myanmar bị nhồi máu cơ tim cấp. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá nhiều năm, nhưng không có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Thài lài là loại cây mọc dại, dễ dàng bắt gặp ở khắp vệ đường, bờ ruộng, bờ sông nhưng ít ai biết đây là loại thuốc quý.

Người đàn ông 29 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, thừa nhận có một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 29 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, thừa nhận có một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư phổi cho biết trước đây mình vốn là một thanh niên khỏe mạnh. Từ trẻ anh đã có thói quen hút thuốc và chơi với nhóm bạn thường xuyên hút thuốc.

Đau bụng, bé 3 tuổi ở TPHCM đi khám phát hiện thủng nhiều đoạn ruột vì nuốt 31 viên nam châm đồ chơi

Đau bụng, bé 3 tuổi ở TPHCM đi khám phát hiện thủng nhiều đoạn ruột vì nuốt 31 viên nam châm đồ chơi

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Quá trình phẫu thuật nội soi ổ bụng, bác sĩ ghi nhận ruột thủng nhiều nơi, ổ bụng nhiều phân, giả mạc, tách dính ruột, ghi nhận nhiều viên nam châm (giống hạt cườm) dính nhau.

Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

Mẹ và bé - 11 giờ trước

Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên.

Hơn 39 triệu ca tử vong liên quan đến kháng thuốc trong vòng 25 năm tới

Hơn 39 triệu ca tử vong liên quan đến kháng thuốc trong vòng 25 năm tới

Sống khỏe - 12 giờ trước

Theo một phân tích toàn cầu chuyên sâu về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, hơn 39 triệu người sẽ tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh từ nay đến năm 2050.

Loại quả được ví 'thần dược' của sức khỏe, giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả được ví 'thần dược' của sức khỏe, giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn bí xanh vì có chỉ số đường huyết thấp (GI=15), có công dụng hạ đường huyết tựa “insulin tự nhiên”, giúp mát gan, thải độc thận... hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

10 loại rau giàu chất sắt

10 loại rau giàu chất sắt

Sống khỏe - 17 giờ trước

Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến não. Một số loại rau giàu chất sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp bổ sung sự thiếu hụt này.

Những điều bạn cần biết về chứng lãng tai!

Những điều bạn cần biết về chứng lãng tai!

Sống khỏe - 18 giờ trước

Lãng tai thường phổ biến ở người cao tuổi nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này khi còn trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, lãng tai có thể gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng lãng tai và cách cải thiện!

6 lưu ý đặc biệt quan trọng khi dùng thực phẩm đóng hộp cho người dân vùng lũ lụt

6 lưu ý đặc biệt quan trọng khi dùng thực phẩm đóng hộp cho người dân vùng lũ lụt

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thực phẩm đóng hộp là một trong những lựa chọn tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp như mưa bão, lũ lụt vì được đóng gói kín và thời hạn sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, mọi người cần lưu ý kiểm tra và sử dụng theo cách sau:

Top