5 món bún nước "ngon nhớ đời" của miền Trung
Bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng, bún tôm Bình Đình, bún bắp Phú Yên, bún sứa Nha Trang… là những món bún nước ngon nức tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió.
Bún bò Huế
Bún bò Huế - món bún nước có tên gọi gắn liền với địa danh - được xem là tinh hoa ẩm thực của vùng đất cố đô. Khác với loại bún sợi nhỏ quen thuộc, người Huế sử dụng bún sợi to, cho cảm giác “đầy đặn” rất thích mắt. Thành phần chính ban đầu gồm bắp bò, giò heo, về sau cho thêm thịt bò tái, chả heo hoặc chả cua quết nhuyễn…
Hương vị đặc biệt của tô bún chính là ở nước dùng. Vị cay nồng của ớt, hương thơm của sả, một ít mắm ruốc kết hợp cùng nhau làm dậy lên mùi vị vô cùng đặc trưng của xứ Huế. Đó là lý do vì sao mà người dân nơi đây khi đi xa, bắt gặp những cửa tiệm mang tên “bún bò Huế” đều cảm thấy rất đỗi tự hào.
Nơi tập trung nhiều quán bún bò Huế là góc phố Trương Định - Phạm Hồng Thái, quán bún trên đường Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trãi,… cũng khá đông khách.
Bún chả cá Đà Nẵng
Bên cạnh bún mắm nêm, bún cá ngừ, bún chả cá cũng là món đặc sản nức tiếng Đà Nẵng. Du khách đến “thành phố của những cây cầu” đều cảm thấy hài lòng với vị nước dùng thanh mát cùng những miếng chả cá đậm đà. Chả làm từ cá thu, cá mối, cá nhồng... sau khi lọc bỏ xương thì đem giã hoặc xay nhuyễn, nêm gia vị cho thấm rồi nặn thành những miếng to tròn. Chả được chế biến theo hai cách: chiên vàng hoặc hấp cách thủy.
Bát bún chả cá nhìn ngon mắt với nước dùng trong hầm từ xương, điểm thêm màu đỏ của cà chua, màu vàng của dứa, màu xanh của hàn. Bún ăn kèm với nhiều loại rau sống, ít béo, lại có cả vị bùi bùi của bí đỏ hay bắp cải, độ giòn của măng nên không tạo cảm giác ngán.
Những quán bún chả cá nổi tiếng ở Đà Nẵng tập trung trên các con đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Phan Thanh… Một số quán còn có bán riêng chả cá để khách mang về.
Bún tôm Bình Định
Bún tôm Bình Định tuy không màu mè nhưng lại khiến người ta ăn một lần sẽ nhớ mãi không thôi. Món đặc sản miền đất võ có hình thức đơn giản nhưng công đoạn chế biến khá kì công. Bún được làm thủ công ngay tại chỗ. Từ chiếc khuôn, người ta ép bột gạo đã xay sẵn thành sợi, bún chạy thẳng vào nồi nước đang sôi. Khi bún chuyển từ màu trắng đục sang trắng thì vớt, xóc sơ qua nước nguội rồi để ráo. Sau đó, múc ít tôm (loại tôm tươi đánh bắt từ đầm) đã giã nhuyễn trụng vào nồi nước sôi, cho bún vào tô và chế phần nước xáo vào, rắc thêm ít tiêu, bột ngọt, hành hương...
Những sợi bún nhỏ, mềm kết hợp với vị ngọt của tôm và nước dùng nóng hổi tạo hương thơm hấp dẫn. Bún tôm ở đây thường được ăn kèm với bánh tráng nướng. Trên quốc lộ 1 đoạn đường từ thị trấn Phù Mỹ đến giáp huyện Hoài Nhơn, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán bún tôm. Những quán bún trông rất bình dân nhưng lúc nào cũng đông khách, nhất là vào buổi sáng.
Bún bắp Phú Yên
Khác với những loại bún chế biến bằng bột gạo, bún đặc sản của mảnh đất Phú Yên được làm từ bắp (ngô), và phải là hạt bắp tẻ vùng Tuy An, Đồng Xuân mới đạt tiêu chuẩn về độ dẻo, vị ngọt. Trải qua những công đoạn thủ công khá nặng nhọc mới cho ra đời những sợi bún có độ dai, mang màu vàng tự nhiên của bắp. Bún bắp được “bắt” thành từng khoanh tròn để lên lá chuối xanh trông khá là bắt mắt.
So với bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng... thì nước dùng cho bún bắp có phần đa dạng hơn. Bạn có thể ăn chung với canh chua cá bống, lẩu gà lá giang, canh giò heo,… thậm chí chỉ cần chan chút nước mắm dầm ớt thật cay thôi cũng đủ để xuýt xoa rồi. Về Phú Yên, bạn có thể ghé thăm làng bún bắp ở huyện Tuy An. Nơi đây đã từng là làng nghề nổi tiếng và hưng thịnh vào những năm đầu thế kỷ 20. Do công đoạn chế biến thủ công vất vả nên giá thành của bún bắp cũng khá cao so với loại bún từ bột gạo thông thường.
Bún sứa Nha Trang
Có thể nói, thiên nhiên đã rất ưu ái cho các tỉnh miền Trung khi sở hữu nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú. Vì vậy mà hầu như các món đặc sản ở dãy đất đầy nắng và gió này đa phần đều được chế biến từ nguồn tài nguyên vô tận ấy. Nhắc đến Nha Trang, người ta không thể không nghĩ đến tô bún sứa thơm lừng và nóng hổi.
Loại sứa để nấu bún được ngư dân vớt từ đảo xa, nhỏ bằng ngón tay, dày và trắng đục, ăn có vị giòn tươi. Nồi nước lèo được nấu từ cá liệt nên có độ ngọt tự nhiên, vị thanh mát đặc trưng mà không cần nêm quá nhiều gia vị. Tô bún sứa có thể được ăn cùng với chả cá, cá tươi cho thêm phần hấp dẫn.
Bún sứa - một món ăn ngon lành, bổ dưỡng, thanh nhiệt, là đặc trưng cho vùng biển miền Trung. Không chỉ được người dân địa phương ưa thích mà cả khách du lịch cũng khó lòng chối từ. Đến Nha Trang, bạn có thể tìm đến các quán ăn trên đường Ngô Gia Tự, Hàn Thuyên, ngã tư Yersin - Bà Triệu... để thưởng thức bún sứa.
Theo Trí thức trẻ
2 đợt không khí lạnh tăng cường miền Bắc, hãy ăn nhiều hơn 2 món thịt dễ nấu mà siêu ngon này để chống lạnh mùa đông
Ăn - 4 giờ trướcĐây là 2 loại thịt giàu dinh dưỡng cùng với cách chế biến đơn giản nhất để bạn có được món ăn vừa ngon lại giúp tăng cường sức khỏe vào mùa đông này.
'Chiếc bánh thần kỳ' giải mã vận hạn, cá tính của bạn
Ẩm thực 360 - 20 giờ trướcGĐXH - Trắc nghiệm dưới đây mang tính tham khảo nhưng có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy?
Mẹo nấu nướng - 21 giờ trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
Đỉnh như cỗ miền Tây, dân mạng chỉ nhìn thôi cũng phát thèm
Ẩm thực 360 - 22 giờ trướcGĐXH - Ở mỗi nơi, cỗ cưới lại có những đặc trưng riêng, trong đó cỗ cưới miền Tây luôn thu hút khách mời ngay từ hình thức cho đến hương vị của món ăn.
Cách chế biến món ăn đơn giản từ loại hạt tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
Ẩm thực 360 - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là những món ăn dễ chế biến từ hạt kê.
Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
Cách ngâm chanh đào đường phèn mật ong chữa ho
Ăn - 1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
'Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?': Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng
Ăn - 1 ngày trướcChúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.
5 mẹo đơn giản nhận biết trứng vịt lộn già và non
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Trứng vịt lộn là một trong những món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Có người thích ăn trứng vịt lộn già, có người thích trứng còn non, vậy làm sao để phân biệt?
Mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được lâu
Ăn - 2 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo nấu nướngGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.