5 món được công nhận là "bẩn nhất" trong nhà hàng lẩu, khách nào cũng thích nhưng nhân viên lại chẳng dám ăn
Những thực phẩm này tuy đem lại cảm giác ngon miệng nhưng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe, thậm chí nhiều món nhân viên nhà hàng không dám ăn.
Vào những ngày thời tiết mát mẻ, thật khó để chúng ta có thể chối từ sức hấp dẫn của một nồi lẩu ấm nóng, và đó cũng là lý do vì sao những ngày này lượng khách hàng tìm đến quán lẩu tăng đột biến.

Ăn lẩu mùa lạnh là điều mà ai cũng khó từ chối.
Ở quán lẩu, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại nước lẩu, bên cạnh đó là hàng loạt nguyên liệu đa dạng đi kèm như thịt, hải sản, đồ viên... Những thực phẩm này tuy đem lại cảm giác ngon miệng nhưng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe, thậm chí nhiều món nhân viên nhà hàng không dám ăn. Bạn có biết đó là gì không?
1. Các loại viên nhúng lẩu: Cá viên, tôm viên, bò viên
Để tăng cường hương vị cho nồi lẩu, không ít nhà hàng có bổ sung các loại cá viên, bò viên, tôm viên vào thực đơn cho khách lựa chọn, đồng thời đây cũng là loại thực phẩm mà trẻ nhỏ rất yêu thích.

Thịt viên có thể không đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên theo trang QQ (TQ), nguyên liệu để làm các loại thịt viên thường đến từ rất nhiều loại thịt vụn trộn với nhau. Chưa kể, các thành phần chủ yếu là chất béo, mỡ, mà điều kiện vệ sinh lại rất kém. Không những vậy, thịt viên có thể bị nhiễm bụi bẩn từ cơ sở chế biến, đồng thời chứa rất nhiều lông động vật không được làm sạch. Loại thực phẩm này khó mà đảm bảo được vệ sinh và dinh dưỡng, vì vậy tốt nhất nên tránh ăn.
2. Đồ ăn nhẹ miễn phí
Mỗi khi vào quán lẩu và ngồi chờ món, có phải bạn thường xuyên được nhà hàng mời sử dụng lạc rang, bánh, ngô, phồng tôm miễn phí đúng không? Theo trang Thehealthy, những món ăn nhẹ này không nên sử dụng vì rất có thể một số nhà hàng thường tận dụng đồ ăn còn lại của những vị khách trước. Và về khâu vệ sinh chúng ta sẽ không thể biết được như thế nào.
3. Tiết vịt
Nếu là một tín đồ của các món lẩu vịt, chắc chắn bạn sẽ không thể quên gọi tiết vịt mỗi khi ăn trong nhà hàng. Quá trình để làm tiết động vật thật sự cần đảm bảo vệ sinh nếu không sẽ dễ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiều nhà hàng không thể đảm bảo độ sạch sẽ cho mỗi lần làm. Thậm chí, tiết vịt còn được pha tạp chất hoặc được dùng tiết của loại động vật khác pha thay thế. Tốt nhất, bạn cũng không nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu nếu không rõ nguồn gốc.

Tiết vịt là món nhiều người thích, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về an toàn thực phẩm.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại rau nhúng lẩu nhiều người yêu cầu nhưng nó cũng thuộc nhóm những món không nên gọi khi đi ăn nhà hàng. Vì sao ư? Ai cũng biết bông cải xanh rất khó làm sạch, không phải nhà hàng lẩu nào cũng làm sạch cẩn thận. Khi đó, bông cải xanh có thể sẽ giữ nguyên bụi, vi khuẩn bám bên trong từng kẽ lá. Khuyến nghị mỗi người không nên gọi bông cải xanh khi ra ngoài ăn kẻo gặp vấn đề về hệ tiêu hoá.
5. Tôm đông lạnh
Lẩu hải sản là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên món tôm ở các quán lẩu bình dân thường là hàng đông lạnh. Nhìn chúng có vẻ tươi ngon nhưng bạn lại không hề biết có thể chúng đã được xử lý qua nhiều loại thuốc để tránh bị nhũn hỏng, thậm chí để một năm vẫn còn tươi như cũ.
Không giống như thịt, hải sản vốn là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn. Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ đông không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Khi để tôm, cua, mực trong tủ lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, protein trong nó cũng sẽ bị biến tính.
Theo Nhịp sống Việt

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 2 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.