Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 thời điểm trong ngày nhất định không nên uống nước để cơ thể được khỏe mạnh

Thứ ba, 08:00 27/03/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều người nghĩ rằng uống nước nhiều sẽ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Có đến 5 thời điểm bạn hoàn toàn không nên uống nước để giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh.

Giữa buổi tập nặng

Việc uống nước nhiều trong hoặc ngay sau khi tập gym, luyện tập thể thao lại gây tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi khi tập luyện nặng, cơ thể bị mất nước, nhiệt độ cơ thể tăng cao, tạo ra cảm giác nóng nực, nếu bù một lượng nước phù hợp sẽ rất tốt cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều nước sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt natri gây hạ natri máu.

Thực tế cho thấy, các vận động viên thể lực luôn muốn uống nước do khát trong suốt cuộc chạy marathon hoặc sau đó nhưng nếu uống nhiều nước khiến nồng độ natri trong cơ thể quá thấp, các tế bào sẽ trương lên gây buồn nôn, nôn mửa, động kinh và thậm chí tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo người tập luyện nên uống nước như sau:

- 1-2 giờ trước luyện tập, uống 450-600 ml.

- 15 phút trước khi tập, uống 250-300 ml.

- Trong lúc luyện tập, uống khoảng 250 ml mỗi 15 phút.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước khi đi ngủ

Một số người có thói quen uống nước trước khi ngủ. Thứ nhất, thói quen này có thể khiến bạn phải thức dậy đi vệ sinh và có thể khiến bạn mất nhiều thời gian để có thể ngủ lại một lần nữa.

Thứ hai, so với ban ngày, thận làm việc chậm hơn vào buổi đêm nên bạn dễ bị sưng mặt hoặc tay chân lúc thức dậy. Tốt nhất, hãy uống nước cách giờ ngủ hai tiếng đồng hồ.

Khi nước tiểu trong

Hãy quên quy tắc uống 8 ly nước mỗi ngày thay vào đó hãy nhìn màu nước tiểu. Màu sắc nước tiểu là chìa khóa giúp bạn thẩm định có cần bổ sung thêm nước hay không. Nước tiểu đậm màu chứng tỏ cơ thể thiếu nước nhưng nếu hoàn toàn trong suốt, không màu thì cho thấy cơ thể đang thừa nước. Đây là biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bởi thừa nước làm giảm nồng độ natri, từ đó dẫn tới hàng loạt vấn đề sức khỏe trong đó có đau tim.

Khi ăn đồ cay

Bạn không nên uống nước sau khi ăn món cay vì cảm giác nóng rát là do một phân tử gọi là capsaicin. Do cùng tính chất phân cực, nước không giúp giảm cay mà ngược lại còn khiến capsaicin phát tán khắp miệng và ống dẫn thức ăn, vì thế tình trạng còn tồi tệ hơn. Để bớt khó chịu, bạn hãy chọn uống sữa là chất lỏng ít phân cực hơn nước.

Khi bạn đã ăn no

Nhiều người muốn ăn ít hơn nên thường uống nước trước bữa ăn để tạo cảm giác no. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước để ăn ít là không tốt vì cơ thể cần một lượng calo cần thiết để hoạt động.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 15 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Top