Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 thói quen của người Việt gây ung thư thực quản, cái thứ 2 nhiều người mắc, ai không có xin chúc mừng!

Thứ ba, 11:06 28/11/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Một thói quen mà nhiều người Việt khó bỏ đó là sở thích ăn dưa muối, cá muối và các loại động thực vật muối chín, có nguy cơ gây mốc.... đây là nguyên nhân gây mắc bệnh ung thư thực quản với tỷ lệ cao.

Loại cây là "vua thải độc", tốt cho người mắc bệnh xương khớp, mọc hoang đầy mà nhiều người không biết ănLoại cây là 'vua thải độc', tốt cho người mắc bệnh xương khớp, mọc hoang đầy mà nhiều người không biết ăn

GĐXH - Cây bồ công anh giúp cải thiện các chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Các hoạt chất trong bồ công anh loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái cân bằng điện giải...

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, thực quản là một ống tiêu hóa chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Các tuyến của thực quản chế tiết ra các chất nhầy giúp làm ẩm đường dẫn thức ăn và thức ăn có thể đi xuống dạ dày dễ dàng hơn.

Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Bao gồm hai loại chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô vảy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và thường xuất phát ở phần trên và giữa thực quản. Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản.

5 thói quen của người Việt gây ung thư thực quản, cái thứ 2 nhiều người mắc, ai không có xin chúc mừng! - Ảnh 2.

Có biểu hiện nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng... cần được khám sớm. Ảnh: Bệnh viện K

Dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản, cần được khám sớm

Một số triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết của Ung thư thực quản mà người bệnh cần lưu tâm để có biện pháp phát hiện sớm và phòng ngừa.

Nuốt nghẹn: Là triệu chứng dễ cảm nhận và gặp ở đa số bệnh nhân ung thư thực quản. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng, thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy đau và khó thực hiện.

Thường xuyên có hiện tượng chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịu, ợ hơi, sặc khi ăn uống.

Sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước và dần dần là suy kiệt do không ăn và nuốt được.

Có thể cảm thấy rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu. Các biểu hiện khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển như tức nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng,...

5 thói quen xấu trong ăn uống tăng nguy cơ ung thư thực quản

5 thói quen của người Việt gây ung thư thực quản, cái thứ 2 nhiều người mắc, ai không có xin chúc mừng! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ăn uống quá nóng

Bình thường niêm mạc thực quản chịu được nhiệt độ 40 ℃ ~ 50 ℃, nếu chúng ta ăn uống các món ăn nóng từ 65 ℃ trở lên sẽ gây nguy hiểm, tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.

Theo một cảnh báo trong báo cáo của Trung tâm IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát hành cho biết, uống đồ uống nóng trên 65 ℃ có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Mặc dù chức năng niêm mạc da luôn có thể tự thay mới và sửa chữa, nhưng việc uống nước nóng lặp đi lặp lại như một thói quen kích thích cổ họng lâu dài sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các niêm mạc, từ đó gây ra ung thư.

Ăn nhiều món muối chua

Các món ăn muối chua như dưa cải muối hoặc các món dưa muối có lên nấm mốc đều chứa một lượng lớn nitrit, đặc biệt là khi nhiệt độ cao hơn 20 ℃, hàm lượng nitrit sẽ tăng lên, mà hàm lượng nitrit càng cao bao nhiêu, các nguy cơ ung thư thực quản sẽ cao tương ứng bấy nhiêu.

Các chuyên gia cho rằng, những vùng nào mà người dân có sở thích ăn dưa muối, cá muối và các loại động thực vật muối chín thông qua gây mốc thì nơi đó có người mắc bệnh ung thư thực quản với tỷ lệ cao.

Ăn nhiều món thô cứng

Theo thống kê cho thấy, người có thói quen ăn các món thô quá hoặc cứng quá có nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao. Cụ thể là các món ăn khi nuốt vào thực quản có thể gây chà xát, ăn mòn thực quản, những món ăn cứng, có gai nhám hoặc hương vị quá nặng như quá cay, chua, mặn…

Những món ăn như thịt, hải sản, tôm cua có vỏ, nếu nhai quá nhanh mà không kỹ, khi nuốt vào cũng làm rách thực quản hoặc tổn thương ít nhiều, lâu dần sinh ra viêm nhiễm, nổi u và ung thư.

Uống nhiều rượu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rượu mặc dù không chứa chất gây ung thư, nhưng sẽ kích thích niêm mạc thực quản gây ra những tổn thương vô cùng lớn, đặc biệt là rượu nồng độ cao hơn 60 độ sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản một cách rõ ràng trong thời gian ngắn.

Nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng khoảng 60% bệnh nhân ung thư thực quản là người nghiện rượu, , nghiên cứu trường Đại học Williams Thụy Điển cho thấy rằng, nam giới trên 45 tuổi ít uống rượu hoặc không uống rượu, thì nguy cơ ung thư thực quản sẽ giảm 50%.

Thường xuyên hút thuốc

Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư thực quản do hút thuốc là lên đến hơn 80%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp từ 8 - 10 lần so với bình thường.

Do các hóa chất và nhiệt từ khi hút thuốc tác động trực tiếp và làm tổn thương thực quản. Ngoài ra, nó cũng làm suy yếu cơ vòng thực quản, khiến thức ăn và acid dạ dày trào ngược lại họng, gây ra bệnh trào ngược dạ dày, ợ chua, viêm loét dạ dày, viêm họng và một số vấn đề khác. Người vừa uống rượu bia vừa hút thuốc thì nguy cơ ung thư thực quản càng cao hơn.

5 cách phòng ngừa ung thư thực quản

Theo Ngôi sao, để phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng, trước mắt cần loại bỏ thói quen xấu sau:

5 thói quen của người Việt gây ung thư thực quản, cái thứ 2 nhiều người mắc, ai không có xin chúc mừng! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Bỏ thuốc lá và rượu: Không hút thuốc, ít uống rượu, không ăn trầu.

- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá nóng: Không ăn thức ăn nóng. Uống trà và nước cháo dưới 50 độ C sẽ tốt hơn.

- Lựa chọn thực phẩm: Hạn chế ăn thức ăn ôi thiu, ngâm chua, để qua đêm. Ăn ít mỡ và nội tạng động vật, giảm ăn muối. Ăn nhiều rau tươi và trái cây để bổ sung lượng vitamin C cần thiết, ngăn chặn quá trình tổng hợp nitrosamine cho cơ thể.

- Phát triển thói quen nhai tốt: Hãy nhai chậm. Nhai kỹ giúp thức ăn và nước bọt hòa quyện hoàn toàn tạo thành viên thức ăn nhuyễn, nuốt chậm có thể làm cho viên thức ăn được dịch nhầy do thực quản tiết ra bôi trơn, di chuyển xuống dạ dày thuận lợi, giảm ma sát với thực quản.

- Giảm phơi nhiễm PM2.5: Khi nồng độ PM2.5 trong không khí cao, nên tránh các hoạt động ngoài trời. Bạn có thể sử dụng các thiết bị lọc không khí, máy phun sương ion âm không khí, đeo khẩu trang chống bụi chuyên nghiệp,...

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 20 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 21 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 22 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Top