Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 thói quen hàng ngày hóa ra lại ẩn chứa những nguy hiểm tiềm ẩn mà không biết

Thứ hai, 11:17 11/12/2017 | Sống khỏe

Thật khó để tưởng tượng rằng các thói quen hàng ngày, đồ dùng chúng ta vẫn sử dụng tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể chứa những nguy hiểm tiềm ẩn.

Bạn sẽ không thể ngờ rằng những thứ như thế này hóa ra lại nguy hiểm đến như vậy. Theo thống kê của trang Bright side, ngay cả những thói quen thường ngày như thế này cũng có hại mà bạn không biết.

5. Uống nước bằng chai nước bằng nhựa rẻ tiền

Hầu như tất cả các chai nhựa rẻ tiền mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều được làm bằng nhựa polycarbonate, có chứa một hóa chất công nghiệp độc hại gọi là bisphenol-A (BPA). Hóa chất nhân tạo này có thể ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa tế bào, tăng trưởng, mức năng lượng và sinh sản.

Mức BPA được giải phóng phụ thuộc vào nhiệt độ của nước: Nước càng nóng thì càng có nhiều chất hóa học vào cơ thể bạn.

Lời khuyên: Tiêu thụ đồ uống nóng từ cốc bằng thủy tinh, sành sứ... Nếu bạn muốn uống một cốc nước nóng, hãy chọn cốc bằng thép không rỉ hoặc nhựa polyethylene.

4. Tiêu thụ các loại hoa quả sấy khô

Hoa quả khô chứa sulfur dioxide, được sử dụng làm chất bảo quản để tránh bị hỏng. Những người bị hen hoặc nhạy cảm với sulfite nhạy cảm nên tránh những sản phẩm này. Chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, từ khó thở đến các dị ứng đe dọa đến mạng sống và thậm chí tử vong.

Lời khuyên: Để tránh sulfites, nên chọn sản phẩm hoa quả hữu cơ và không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào. Trái cây khô hữu cơ sẽ không để được lâu nhưng sẽ an toàn hơn cho bạn. Nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhạy cảm với lưu huỳnh.

3. Đóng gói thức ăn nhanh trong giấy

Hầu hết các loại thức ăn nhanh ưa thích của chúng ta được bọc hoặc đóng gói trong các giấy gói chống hóa dầu. Tuy nhiên, loại giấy này có thể chứa các hợp chất fluorin, có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hoặc thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC) liệt kê các hậu quả có thể xảy ra khi dùng nguyên liệu này để đóng gói đồ ăn như sau đây: Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hành vi và học tập, giảm khả năng sinh sản, can thiệp vào các hormone tự nhiên, tăng cholesterol và nguy cơ ung thư.

Số lượng các hợp chất flo được đưa vào cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của thực phẩm, loại thực phẩm, và khoảng thời gian còn lại trong bao bì.

Lời khuyên: Nếu bạn không thể cưỡng lại được thức ăn nhanh, hãy hạn chế sử dụng đồ ăn được đóng gói trong những nguyên vật liệu này.

2. Ăn trưa ở bàn làm việc

Bạn có thể tin rằng bàn làm việc của bạn sạch sẽ, nhưng nó có 400 lần vi trùng hơn so với khu vệ sinh. Riêng bàn phím của bạn đã có nhiều vi khuẩn hơn khu vệ sinh đến 70%. Ngoài ra, ăn ở bàn làm tăng thời gian bạn ngồi tại chỗ và tăng nguy cơ bệnh tim.

Lời khuyên: Luôn luôn lau bàn, ngay cả khi bạn không định ngồi ăn tại chỗ. Tốt nhất bạn nên ăn trong khu vực nhà bếp hoặc căng tin. Nếu bạn phải ăn ở bàn làm việc của bạn, hãy chắc chắn lau bàn trước và đảm bảo thực phẩm của bạn không chạm vào bất kỳ bề mặt nào.

1. Ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi "vô hại" này có thể làm tăng huyết áp lên đầu gối. Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc suy tim. Nó cũng gây áp lực lên các khớp hông và có thể dẫn đến sự tích tụ máu ở chân khi tĩnh mạch của bạn bị nén, có thể hình thành cục máu đông. Các bác sĩ khuyên bạn không nên ngồi bắt chéo chân của bạn lâu hơn 10 hoặc 15 phút.

Lời khuyên: Bạn nên ngồi đặt chân trên sàn hoặc dùng vật kê chân để sao cho chân bạn uốn cong ở một góc hơn 90 độ một chút. Nếu bạn tiếp tục ngồi bắt chéo chân, cố gắng đứng dậy và đi bộ loanh quanh sau mỗi giờ.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 3 phút trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 45 phút trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 19 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Top