Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 triệu chứng lạ 'tố' dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Thứ hai, 13:19 17/02/2020 | Sống khỏe

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường týp 2 mà không hề hay biết cho tới khi thử đường huyết hoặc khi bệnh đã tiến triển và biến chứng.

Dưới đây những triệu chứng lạ có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà bạn cần cảnh giác:

Lợi bị viêm hoặc nhiễm trùng

Viêm nha chu, hay còn được gọi là bệnh lợi, có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường týp 2. Nghiên cứu trên tờ Tạp chí Nghiên cứu và Chăm sóc người bệnh Tiểu đường BMJ Open Diabetes Research & Care chỉ ra rằng những người bị bệnh lợi đặc biệt là những người bị nặng có nguy cơ bị tiểu đường (cả được chẩn đoán và không được chẩn đoán) và tiền tiểu đường cao hơn những người không bị bệnh lợi.

Mối liên quan giữa bệnh lợi và tiểu đường không phải là mới và xuất hiện theo cả 2 cách: bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kia và ngược lại.

Đổi màu da

Rất lâu trước khi bạn thực sự bị tiểu đường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ. Tình trạng này được gọi là thuật ngữ chuyên môn được gọi là acanthosis nigricans, và đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.

Trong một số trường hợp hiếm, acanthosis nigricans cũng có thể gây nang buồng trứng, hormon hoặc rối loạn tuyến giáp, ung thư. Một số thuốc nhất định và các chế phẩm bổ sung, gồm thuốc viên kiểm soát sinh và cortocosteroid có thể là nguyên nhân.

Cảm giác lạ ở bàn chân

Khoảng 10% đến 20% số người được chẩn đoán mắc tiểu đường bị một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh này. Trong giai đoạn đầu, tình trạng này có thể không đáng kể. Bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở chân hoặc giảm độ nhạy, mất thăng bằng.

Tất nhiên, cảm giác lạ có thể là do những nguyên nhân đơn giản như đi giầy cao gót, đứng một chỗ quá lâu. Nhưng cũng có thể gây ra bởi những tình trạng nghiêm trọng khác như xơ cứng rải rác, vì vậy, cần đi khám bác sĩ khi thấy cảm giác này xuất hiện.

Giảm thính lực hoặc thị lực

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương võng mạc và làm cho hàm lượng chất dịch xung quanh nhãn cầu thay đổi, khiến bạn bị nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực. Khi đường huyết trở lại bình thường, thị lực thường được phục hồi nhưng nếu tiểu đường không được kiểm soát trong thời gian dài, tổn thương có thể là vĩnh viễn.

Ngoài ra, đường huyết cao có thể cũng ảnh hưởng tới các tế bào dây thần kinh trong tai và gây suy giảm thính lực.

Ngủ trưa dài

Một đánh giá khoa học chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ trưa dài có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 cao hơn 45% so với những người ngủ ít hoặc không ngủ.

Các tác giả cho rằng không phải ngủ trưa dài gây bệnh tiểu đường nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những rối loạn bên trong như thiếu ngủ, trầm cảm hoặc ngưng thở khi ngủ, tất cả những tình trạng này có liên quan tới tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Theo SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 51 phút trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 13 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Top