Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 vị trí cơ thể này nếu bất ngờ chảy máu thì coi chừng bạn đã mắc ung thư từ lâu mà không biết

Thứ hai, 08:42 01/03/2021 | Sống khỏe

Dấu hiệu của ung thư đôi khi không phải là đau, sốt mà là chảy máu từ những vị trí quen thuộc dưới đây.

Thông thường, chảy máu sẽ xảy ra khi con người bị chấn thương, số lượng máu chảy nhiều hay ít tùy vào từng thời điểm. Bên cạnh đó, các dạng chảy máu khác cũng vô cùng phổ biến như chảy máu mũi, chảy máu răng... xuất hiện do thời tiết, do ăn uống. Vì vậy, khi cơ thể bị chảy máu do khối u ác tính xảy ra, nhiều người thường nghĩ là bệnh vặt và không kịp thời đi khám.

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu bỗng dưng thấy những bộ phận cơ thể dưới đây chảy máu, đó có thể là hồi chuông cảnh báo cho thấy tín hiệu của bệnh ung thư.

Cụ thể là:

1. Chảy máu mũi: Ung thư vòm họng

Đây là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng, nước mũi chủ yếu chảy ra từ một bên có kèm theo máu. Hầu hết bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

Nếu bản thân thấy nước mũi có lẫn máu, đi kèm triệu chứng nghẹt mũi một bên, ù tai thì nên cẩn trọng khối u vòm họng, cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám.

2. Ho ra máu: Ung thư phổi

Đau tức ngực, ho, sốt dai dẳng,… là những biểu hiện ban đầu thường gặp của bệnh ung thư phổi, ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng rất dễ nhận biết là ho ra máu. Ho ra máu của ung thư phổi là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Lý do chủ yếu là khi khối u to lên sẽ kích thích nhu cầu ho. Khi khối u vỡ ra sẽ xuất hiện hiện tượng ho ra máu.

5 vị trí cơ thể này nếu bất ngờ chảy máu thì coi chừng bạn đã mắc ung thư từ lâu mà không biết - Ảnh 1.

Ho ra máu của ung thư phổi là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi.

Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được làm các thăm dò chẩn đoán và điều trị sớm ở bệnh viện.

3. Máu trong phân: Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng rất có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh nứt hậu môn, bệnh trĩ hoặc viêm ruột, bởi tất cả đều có thể xuất hiện máu trong phân, điều này có thể gây trì hoãn tình trạng bệnh.

Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng sẽ có dấu hiệu đại tiện kèm máu đỏ, lẫn bên trong phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

5 vị trí cơ thể này nếu bất ngờ chảy máu thì coi chừng bạn đã mắc ung thư từ lâu mà không biết - Ảnh 2.

Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng sẽ có dấu hiệu đại tiện kèm máu đỏ, lẫn bên trong phân.

Người bệnh thường dễ nhầm lẫn bệnh trĩ với ung thư trực tràng, tuy nhiên đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với dịch nhầy.

4. Tiểu ra máu không đau: Ung thư bàng quang

Khoảng 80% bệnh nhân ung thư bàng quang có triệu chứng đầu tiên là tiểu máu không đau, vì vậy bệnh dễ bị bỏ qua. Khi bị ung thư bàng quang có nghĩa là có tổn thương lớp lót mặt trong bàng quang (tiếp xúc nước tiểu), các tổn thương lớp lót trong gây tình trạng chảy máu và bệnh nhân có triệu chứng tiểu máu. Đặc biệt, nếu tiểu máu xảy ra trên người càng lớn tuổi thì phải thận trọng.

5. Chảy máu âm đạo bất thường: Ung thư cổ tử cung

Đây là một trong những hiện tượng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung. Chảy máu âm đạo bất thường nghĩa là âm đạo tiết ra máu dù không phải chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt phụ nữ mãn kinh nếu bỗng dưng thấy "vùng kín" ra máu thì nên đi khám sớm.

5 vị trí cơ thể này nếu bất ngờ chảy máu thì coi chừng bạn đã mắc ung thư từ lâu mà không biết - Ảnh 3.

Chảy máu âm đạo bất thường nghĩa là âm đạo tiết ra máu dù không phải chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, nếu bạn thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, cần phải đi khám kịp thời để tăng cơ hội điều trị.

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 9 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 9 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 12 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top