Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 chia sẻ về bệnh ung thư vú mà chị em nên biết

Thứ hai, 06:20 06/10/2014 | Sống khỏe

Bạn chỉ có thể kiểm tra ở phần bên ngoài, còn những mô bên trong do không sờ tới được nên bạn không thể dám chắc có nguy cơ bị ung thư vú hay không.

Lindsay Avner, 31 tuổi, người sáng lập tổ chức Bright Pink, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích vận động giáo dục phụ nữ trẻ về vú và ung thư buồng trứng. Avner không chỉ khuyến khích phụ nữ chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, mà cô cũng có kinh nghiệm cá nhân đối với bệnh ung thư vú. Bản thân cô cũng đã trải qua một cuộc giải phẫu cắt bỏ hai bên vú để phòng bệnh ở tuổi 23, sau khi thử nghiệm dương tính với đột biến gen BRCA1, điều này làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 87%. Cô đã rất dũng cảm mới có thể làm được vậy.

Dưới đây là một số chia sẻ của Avner về căn bệnh đe dọa sức khỏe của nhiều phụ nữ này để giúp chị em hiểu và phòng bệnh tốt hơn.

1. Ung thư vú không chỉ phát triển ở những vùng ngực có thể sờ vào được

Bởi vì các mô vú mở rộng lên đến xương đòn và sâu bên trong nách nên việc kiểm tra có thể không bao quát hiện được. Bạn chỉ có thể kiểm tra ở phần bên ngoài, những nơi có thể chạm vào được, còn những mô bên trong do không sờ tới được nên bạn không thể dám chắc có nguy cơ bệnh xuất phát từ đó hay không. Vì vậy, việc đến bệnh viện kiểm tra theo định kì là hết sức quan trọng và cần thiết.

 1
Đột biến gen BRCA1 làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 87%. Ảnh minh họa

2. Cục u không phải là triệu chứng duy nhất

Mặc dù đó là dấu hiệu phổ biến (và 80% các khối u là lành tính) nhưng nó không phải là dấu hiệu duy nhất cảnh báo nguy cơ ung thư vú. Ngoài dấu hiệu đó, chị em cần cảnh giác những dấu hiệu nguy cơ khác như: ngứa dai dẳng ngoài da, có vết cắn giống như vết sưng trên da, núm vú chảy dịch... Trong thực tế, bất kì sự thay đổi kỳ lạ hay bí ẩn ở bộ ngực của bạn đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy nghi ngờ về những dấu hiệu này.

3. Cảnh giác khi bạn cảm thấy cục u giống như một hạt đậu đông lạnh

Nếu ở ngực xuất hiện cục u giống như một hạt đậu đông lạnh hoặc đá cẩm thạch hoặc một cục cứng cố định tại chỗ, thì bạn cần hết sức chú ý và không được bỏ qua. Nếu nó biến mất sau một vài tuần hoặc không phát triển lớn hơn thì có thể không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu nó không biến mất hoặc phát triển lớn hơn thì bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

4. Phụ nữ trẻ có nguy cơ thấp hơn so với những người có tuổi

Hai phần ba số phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú đều đã trải qua tuổi 55. Và tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất cho việc phát triển căn bệnh này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh, chỉ là nguy cơ thấp hơn mà thôi. Vì vậy, chị em cũng không nên lo lắng quá, thay vào đó cần chú ý nhiều hơn tới vùng ngực của mình để kịp thời phát hiện những bất thường.

 2
Chị em cần tự kiểm tra ngực hàng tháng và chụp quang tuyến vú hàng năm để phòng bệnh. Ảnh minh họa

5. Ung thư vú không phải là một "bản án tử hình"

Chẩn đoán sớm, và được điều trị thích hợp có thể tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị trong khi vẫn còn trong giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động ở mức 98%. Ngay cả khi đó là giai đoạn III, 72% phụ nữ cũng có thể sống tiếp trong 5 năm, theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ. Đó là lý do tại sao chị em cần tự kiểm tra ngực hàng tháng và chụp quang tuyến vú hàng năm.

6. 75% bệnh ung thư vú xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình

Các đột biến gen liên quan đến bệnh ung thư vú, BRCA1 và BRCA2, nhưng nó không phải chỉ xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình bị bệnh. Mỗi năm, hàng ngàn phụ nữ phát hiện ra rằng họ là những người đầu tiên trong gia đình mình được chẩn đoán bị ung thư vú. Đó là bởi vì ngoài nguyên nhân di truyền, bệnh ung thư vú còn phát triển do nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu, tiếp xúc với hóa chất hoặc trọng lượng tăng quá mức...

Theo Mask Online/Afamily

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 4 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 5 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 9 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 13 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 14 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top