6 điều có thể gây hại cho hệ miễn dịch
Có những điều chúng ta luôn nghĩ là làm đúng nhưng đôi khi lại đang mắc sai lầm. Khi nói đến việc cải thiện hệ thống miễn dịch, lạm dụng một số thói quen tốt có thể gây phản tác dụng.
Chăm sóc hệ miễn dịch là điều cần thiết đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, vì hệ miễn dịch hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Lựa chọn lối sống và chế độ ăn uống có thể gây ra hậu quả đối với cách cơ thể chúng ta chống lại những tấn công từ bên ngoài.
Một số thói quen nhất định mà chúng ta cho là "lành mạnh" có thể vô tình gây hại cho chức năng miễn dịch. Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những lời khuyên hữu ích để giúp cơ thể khỏe mạnh.
1. Tiêu thụ quá nhiều kẽm gây hại cho hệ miễn dịch
Kẽm là chất bổ sung phổ biến nên dùng khi bạn cảm thấy không khỏe. Kẽm trở nên phổ biến hơn khi các nghiên cứu cho thấy nó có thể có tác động tích cực đến việc mắc COVID-19. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng việc bổ sung thật nhiều kẽm cho cơ thể sẽ luôn mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Andrews tại Cincinnati, Hoa Kỳ giải thích: " Việc bổ sung quá nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và đồng của cơ thể" . Chuyên gia này khuyên nên bổ sung kẽm một cách tự nhiên trong chế độ ăn uống bằng cách ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt , các loại hạt, quả hạch, các loại đậu, đậu lăng và thịt gia cầm. Bà cũng nhắc nhở hãy trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung thêm kẽm.
2. Chế độ ăn ít chất béo
Chuyên gia dinh dưỡng Michelle Rauch cho biết: " Áp dụng một chế độ ăn ít chất béo có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng các chất béo lành mạnh lại rất cần thiết cho chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể ".
Chất béo lành mạnh bao gồm chất béo không bão hòa như chất béo có trong dầu ô liu, quả bơ và một số loại hạt và chất béo không bão hòa đa như chất béo có trong cá béo, hạt chia và các loại hạt (quả hạch). Hai loại chất béo không bão hòa đa, axit béo omega - 3 và omega - 6, rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch.
3. Quá sạch sẽ
Giữ vệ sinh tốt là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật, nhưng vệ sinh quá mức có thể gây hại cho sức khỏe miễn dịch. Thường xuyên khử trùng môi trường và cơ thể có thể hạn chế việc tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật mà hệ thống miễn dịch của chúng ta học cách tự bảo vệ. Bù lại, vệ sinh tay đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
4. Tập thể dục quá mức
Mặc dù hoạt động thể chất thường xuyên rất quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch chức năng, nhưng tập thể dục quá mức có thể gây tác dụng ngược. Tập luyện cường độ cao hoặc tập luyện kéo dài mà không phục hồi đầy đủ có thể làm tăng mức độ hormone gây căng thẳng, chẳng hạn như cortisol.
Nồng độ cortisol cao có thể ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Ngoài ra, tập luyện quá sức cũng dẫn đến mệt mỏi và viêm nhiễm, điều này làm tổn hại thêm đến phản ứng miễn dịch của cơ thể.
5. Uống rượu
Việc tiêu thụ rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ , thường được ca ngợi là có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc tiêu thụ rượu quá mức hoặc thường xuyên lại có thể làm suy giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn.
Nguyên nhân là do tác động có hại đến việc sản xuất tế bào miễn dịch và làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, điều này rất quan trọng để tạo ra phản ứng miễn dịch cân bằng. Vì vậy, những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của rượu vang phải được cân nhắc cẩn thận trước những rủi ro của nó.
6. Chỉ dùng thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung có thể cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, nhưng chúng thường không chứa nhiều loại hợp chất phức có trong thực phẩm nguyên chất. Các hợp chất này, bao gồm flavonoid, polyphenol và chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch bằng cách cải thiện khả năng chống nhiễm trùng và giảm viêm của cơ thể. Bỏ qua một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc có nghĩa là bạn đang tước đi những thành phần thiết yếu góp phần mang lại sức khỏe miễn dịch tối ưu.
Mẹo phát hiện đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì
Bệnh thường gặp - 20 phút trướcĐồ gia dụng thuỷ tinh được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện dụng và mẫu mã đa dạng, bắt mắt, vậy làm sao để phân biệt đồ gia dụng thuỷ tinh có chứa chì?
Người ăn rau hay người ăn thịt trong thời gian dài, ai có khả năng miễn dịch mạnh hơn?
Sống khỏe - 3 giờ trướcĐây là vấn đề đã được vô số người thảo luận từ xa xưa.
Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng.
Ngày nào cũng ăn cá có tốt cho sức khoẻ?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcCá là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, vậy nhưng ngày nào cũng ăn cá có tốt không?
5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, ai có dấu hiệu này phải cảnh giác
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đột quỵ có nguy cơ cao xảy ra với những người có bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia...
Tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người chết ở Hà Nội
Y tế - 10 giờ trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
5 thực phẩm cứ để trong tủ lạnh là có thể gây ngộ độc, ung thư
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcViệc cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng để được trong đó, đặc biệt là 5 thứ này.
Cô gái 25 tuổi ở Hà Nội thủng mũi, hoại tử sau căng chỉ tại spa
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân đến viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, hoại tử ở mũi. Các sợi chỉ đã lộ ra ngoài.
Mùa lạnh phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại di chứng hết sức nặng nề như liệt nửa người, nói ngọng, bại não, hôn mê, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy.
Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?
Bệnh thường gặpUng thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện và điều trị sớm.