6 hành vi ở trẻ cần đề phòng vì không chỉ hại sức khỏe, còn có thể mất mạng
Trẻ nhỏ rất cần được bảo vệ và chú ý bởi chúng rất dễ bị tổn thương. Ngay cả những hành vi tưởng chừng như rất đơn giản cũng có thể gây tổn hại tới chúng.
Trẻ nhỏ cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch còn kém nhưng lại có bản tính tò mò và hiếu động nên rất dễ gặp nguy hiểm. Đôi khi trẻ có những hành vi mà chúng ta ngỡ như bình thường nhưng thực tế nó có thể rất nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.
1. Ngồi chân chữ W
Một số trẻ thích ngồi ở tư thế chữ W vì chúng cảm thấy thoải mái. Các bác sĩ cho rằng vị trí này không tốt cho sức khỏe của trẻ. Ở vị trí W, phần thân trên được cố định vì vậy trẻ rất khó xoay và hạn chế sự di chuyển của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ khó học cách giữ thăng bằng và tham gia các trò chơi vận động.
Bên cạnh đó, vị trí W có thể gây rắc rối ở trẻ em dễ bị dịch chuyển khớp. Điều này đặc biệt xấu đối với những trẻ có tiền sử mắc các vấn đề về trương lực cơ và chứng loạn sản khớp.
Do đó, nếu thấy con thường xuyên ngồi chân chữ W, hãy khuyến khích trẻ ngồi ở tư thế an toàn hơn.

2. Đi nhón chân
Đôi khi trẻ mới bắt đầu biết đi có thể di chuyển như những vũ công ba lê bằng cách đi nhón mũi chân. Ban đầu, điều này có thể trông hài hước, tuy nhiên, nếu bạn thấy nó xảy ra thường xuyên, bạn nên dẫn con đi khám.
Việc trẻ đi nhón chân thường không có nguyên nhân chính xác. Tốt nhất nên kiểm tra sinh lý và thần kinh của trẻ để đảm bảo mọi thứ đều ổn.Tuy nhiên, kiểu đi bộ này cũng có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại: đi bộ bằng ngón chân thường chỉ ra một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
3. Nghiến răng khi ngủ
Một số người tin rằng lý do nghiến răng là sán dây. Nhưng các bác sĩ nói rằng nghiến răng ở trẻ em có thể có 2 lý do: tâm lý và giải phẫu.
Nguyên nhân tâm lý của việc nghiến răng ở trẻ là vì căng thẳng và lo lắng. Thông thường, trẻ em nghiến răng vào ban đêm sau một ngày mệt mỏi hoặc một sự kiện căng thẳng nào đó (như tranh luận với bạn bè, phát biểu trước lớp,...).

Lý do giải phẫu là do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trong cả hai trường hợp, bạn nên đưa con đến nha sĩ để tránh các vấn đề về răng trong tương lai.
4. Ít giao tiếp bằng mắt
Nhiều người biết rằng đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ. Nhưng tất nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào dấu hiệu này và bắt đầu lo lắng bởi đó chỉ là một trong nhiều triệu chứng. Ví dụ, nhiều em bé không nhìn vào mắt người khác, chúng thường chỉ nghe thấy âm thanh của giọng nói và nhìn qua khuôn mặt. Điều này không có nghĩa là họ mắc chứng tự kỷ. Để đưa ra chẩn đoán này, các bác sĩ cần một loạt các triệu chứng, và thiếu giao tiếp bằng mắt chắc chắn là không đủ.
Một danh sách các triệu chứng tự kỷ bao gồm, thiếu giao tiếp bằng mắt, các vấn đề về lời nói, khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, các bác sĩ không dễ dàng đưa ra chẩn đoán. Tất cả trẻ em là khác nhau, một số phát triển nhanh hơn và một số phát triển chậm hơn nên không thể dễ để đưa ra chẩn đoán chính xác ngay ban đầu.
5. Trẻ thích xem điện thoại, máy tính bảng
Tác hại của việc xem điện thoại quá nhiều đã được nói đến trong rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên trong bài viết này muốn nhấn mạnh về việc trẻ nằm ngửa xem điện thoại có thể nguy hiểm thế nào.

Một điện thoại thông minh nặng khoảng 200 gram, một máy tính bảng nặng khoảng 500 gram. Dù không quá nặng nhưng khi trẻ nằm ngửa cầm điện thoại sẽ rất dễ bị rơi vào mặt. Và hậu quả sẽ rất khó nói, nếu em bé chưa tròn 5 tuổi, xương mặt vẫn còn khá mềm và chúng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, bầm tím, bị chảy máu.
Gần đây, những trường hợp này đã trở nên rất thường xuyên, đến mức chúng đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách các thương tích phổ biến nhất trên thế giới.
6. Trẻ nghịch bóng bay
Những đồ chơi thông thường này có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em vốn thích cho mọi thứ vào miệng. Theo bác sĩ Mariann M. Manno tại một trường y ở Massachusetts giải thích, khi một quả bóng nổ tung, các mảnh của quả bóng có thể vô tình lọt vào cổ họng và chặn hoàn toàn hơi thở của trẻ. Nếu không cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Theo Khám phá

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 3 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 19 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.