6 lưu ý đặc biệt quan trọng khi dùng thực phẩm đóng hộp cho người dân vùng lũ lụt
Thực phẩm đóng hộp là một trong những lựa chọn tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp như mưa bão, lũ lụt vì được đóng gói kín và thời hạn sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, mọi người cần lưu ý kiểm tra và sử dụng theo cách sau:
1. Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp là sản phẩm có thể bảo quản lâu dài và không cần làm lạnh cho đến khi mở. Thực phẩm đóng hộp được nấu chín và có thể ăn ngay khi mở hộp hoặc chỉ cần hâm nóng cho có vị ngon hơn.
Thực phẩm đóng hộp có thể để được hai năm hoặc lâu hơn (theo thời hạn in trên hộp). Thời hạn sử dụng sản phẩm đã được xác định bằng các phương pháp đánh giá chất lượng thực phẩm. Để có chất lượng tốt nhất, hãy bảo quản thực phẩm đóng hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng trong vòng một năm.
2. Kiểm tra tình trạng thực phẩm
Nếu đã dự trữ hoặc được tiếp tế thực phẩm đóng hộp, trước khi sử dụng mọi người cần kiểm tra tình trạng thực phẩm để đảm bảo không có hộp đựng nào bị gỉ, rò rỉ, phồng lên hoặc bị móp nặng và không có niêm phong bị hỏng.
Các vết lõm liên quan đến đường nối hoặc đầu lon có thể làm hỏng niêm phong. Các vết lõm lớn hoặc nghiêm trọng ở thành lon cũng có thể làm hỏng niêm phong xung quanh đầu lon hoặc đường nối (mặc dù có thể không rõ ràng) và có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào hộp. Cần vứt bỏ bất kỳ hộp nào có vết lõm sâu ở bất kỳ đường nối nào.

Thực phẩm đóng hộp là một trong những lựa chọn tốt nhất trong vùng lũ lụt.
3. Có thể sử dụng thực phẩm đóng hộp đã bị ngâm trong nước lũ không?
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cần vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào không đựng trong hộp đựng chống thấm nước nếu nó có khả năng đã tiếp xúc với nước lũ. Các hộp đựng thực phẩm không chống thấm nước bao gồm hộp có nắp vặn, nắp bấm, nắp kéo và nắp gấp. Ngoài ra, hãy vứt bỏ hộp các hộp đựng nước ép/sữa/sữa bột trẻ em và thực phẩm đóng hộp tại nhà vì chúng không thể được làm sạch và khử trùng hiệu quả.
Có thể bảo quản thực phẩm chưa bị hỏng, được chế biến sẵn trong hộp kim loại hoàn toàn và túi đựng thực phẩm đông lạnh tiếp xúc với nước lũ với điều kiện: rửa sạch bằng xà phòng và nước (tốt nhất là nước nóng); tháo nhãn và khử trùng bằng dung dịch tẩy clo hoặc đơn giản nhất là đun sôi trong 2 phút; để khô và sử dụng càng sớm càng tốt.
4. Thực phẩm đóng hộp bị gỉ có ăn được không?
USDA khuyến cáo mọi người nên vứt bỏ những lon bị rỉ sét nặng vì những lon bị rỉ sét nặng có thể có những lỗ nhỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu gỉ sét bề mặt mà dễ dàng loại bỏ bằng cách chà xát bằng ngón tay hoặc khăn giấy thì không nghiêm trọng. Chúng ta có thể giữ những thực phẩm đóng hộp này, tuy nhiên nếu khi mở lon và thấy có gỉ sét bên trong thì không được ăn.
5. Lon đựng thực phẩm phát ra tiếng kêu khi mở có an toàn để ăn không?
Một số lon phát ra tiếng rít khi mở vì chúng được đóng gói chân không và tiếng kêu này là kết quả của áp suất không khí. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu lon phát ra tiếng rít lớn hoặc đồ ăn bên trong phun mạnh ra khỏi lon khi mở, thì đó là dấu hiệu cho thấy thực phẩm không an toàn cần vứt bỏ. Tuyệt đối không ăn, không nếm thực phẩm đó.

Tuyệt đối không ăn thực phẩm đóng hộp bị hỏng, phồng, bẹp... để phòng ngừa ngộ độc botulinum.
6. Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc botulinum trong thực phẩm đóng hộp
Nguy cơ lớn nhất khi dùng phải thực phẩm đóng hộp bị hỏng hoặc chế biến không an toàn là ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum . Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.
Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Độc tố botulinum được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác, người ăn có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do đó, mọi người chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Biểu hiện bị ngộ độc do độc tố botulinum bao gồm: buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 6 phút trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 23 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.