6 thay đổi để sống khỏe mạnh hơn vào năm mới
Có kế hoạch cụ thể, tăng hứng khởi, uống nước đúng cách… là một trong những cách giúp bạn tăng cường sức khỏe.
Chỉ cần kiên trì thực hiện 6 phương pháp dưới đây, bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực.
Luyện tập đều đặn
Theo nghiên cứu mới từ tổ chức bảo hiểm sức khỏe Vitality (Anh), chỉ cần bỏ ra khoảng 15 - 21 phút tập luyện mỗi ngày là bạn đã có thể tăng tuổi thọ tới hơn 3 năm. Đặc biệt hơn nghiên cứu trên chỉ ra rằng, những thay đổi nhỏ như đi bộ hoặc cầu thang thay vì thang máy cũng sẽ giúp cho thể chất dẻo dai hơn.

Tự tạo hứng khởi
Để tạo nên động lực cho quá trình tập luyện, bạn cần tỉ mỉ ghi chép các chỉ số cơ thể. Sau một chu kỳ thời gian tháng, tuần thực hiện so sánh để nhận thấy thay đổi. Các biến chuyển tích cực là minh chứng cho quá trình luyện tập hiệu quả, từ đây giúp bạn tự tin và siêng năng hơn.

Uống nước đúng cách
Trong cuộc sống hiện đại nhiều người không duy trì được thói quen uống đủ lượng nước tối thiểu trong một ngày, đặc biệt là dân văn phòng. Đây là thói quen có hại vì nước là một trong những nguồn năng lượng cần thiết nhất cho cơ thể, được xem là "thần dược" với chức năng bài trừ độc tố hiệu quả. Theo đó số nước mỗi ngày bạn cần uống bằng 20-50% trọng lượng cơ thể.

Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon, đủ và sâu đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt giấc ngủ giúp tăng cường khả năng hoạt động của trí não, duy trì sự cân bằng của hệ thần kinh.
Giảm phụ thuộc vào điện thoại
Dễ dàng nhận thấy sự phát triển quá nhanh của công nghệ khiến mọi người khá phụ thuộc vào smartphone. Vệc dành quá nhiều thời gian cho "dế cưng" cũng là nguyên nhân làm xao nhãng bữa ăn, giấc ngủ hay việc luyện tập.

Học bơi
Sau một tuần làm việc căng thẳng, bơi lội được xem là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp bạn giảm đi căng thẳng, mệt mỏi. Bơi lội khiến tất cả hệ cơ đều vận động giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sự dẻo dai, sức bền của mỗi người, đạt sự cân đối hoàn hảo cho cơ thể.
Tận dụng công nghệ
Nếu muốn có một sức khỏe bền bỉ bạn có thể chọn thiết bị hỗ trợ là đồng hồ thông minh Gear S3. Đóng vai trò trợ lý nhắc nhở, máy giúp đặt ra mục tiêu, hiển thị nội dung nhắc nhở luyện tập. Gear S3 có khả năng theo dõi, tổng hợp thông tin về sức khỏe từng ngày, tuần hay tháng..
Khi gần hết một ngày mà người dùng chưa đạt được kế hoạch đề ra, máy sẽ hiển thị thông báo nhắc nhở. Ngược lại nếu mọi chỉ số luyện tập đều vượt qua mức mong đợi, Gear S3 sẽ hiển thị tin nhắn tán thưởng, tăng hứng khởi luyện tập.

Nhờ hệ thống cảm biến tối ưu cho từng mục đích như đếm bước chân (pedometer), áp kế, cao độ... Gear S3 nhận biết, theo dõi hoạt động một cách chính xác hơn. Kết hợp với ứng dụng S Health, thiết bị sẽ tính toán và đưa ra gợi ý về lộ trình phù hợp với thể trạng của từng người.
Chức năng quản lý lượng nước thông minh trên Gear S3 giúp bạn tính toán được khẩu phần nước thích hợp. Với nút xoay trên vòng benzel của đồng hồ, thiết bị sẽ kiểm tra lượng nước đã uống trong một ngày. Bên cạnh đó máy có thể theo dõi nhịp tim liên tục, đánh giá chất lượng giấc ngủ và tích hợp báo thức thông minh.
Gear S3 có GPS, kết nối Internet, wi-fi, bluetooth, NFC độc lập. Người dùng có thể kiểm soát thông tin, nhận cuộc gọi, trả lời SMS hay email thông qua màn hình Super AMOLED 16 triệu màu. Máy có khả năng chống thấm nước, theo dõi quá trình bơi lội.
Khi gặp sự cố, người dùng kích hoạt chế độ khẩn cấp SOS bằng thao tác nhấn nút Home liên tục 3 lần. Máy sẽ tự động nhận diện vị trí hiện tại rồi gửi cho gia đình, bạn bè hoặc cơ sở y tế địa phương. Thiết bị đã chính thức lên kệ ngày 7/1 với giá 7,99 triệu đồng.
Theo Zing.vn

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết
Y tế - 45 phút trướcGĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, tim bị suy yếu chỉ còn là thời gian
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 9 giờ trướcTay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'
Sống khỏe - 11 giờ trướcSốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 23 giờ trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặpGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?