Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 thói quen thường ngày không ít người đều mắc đang âm thầm “giết chết” thận của bạn

Thứ năm, 15:00 04/04/2019 | Sống khỏe

6 thói quen thường ngày không ít người đều mắc đang âm thầm “giết chết” thận của bạn

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Tạ Phương Dung, Trưởng Khoa Nội thận - Miễn dịch ghép BV Nhân dân 115, bệnh thận mãn tính gây ra ít nhất 2,4 triệu ca tử vong mỗi năm và hiện đứng thứ 6 trong nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hiện có khoảng 850 triệu người trên thế giới đang được ước tính mắc các bệnh thận do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trong số đó có những nguyên nhân xuất phát từ chính thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày.

1. Ăn uống thả ga

Trong đời sống hiện đại, mọi người vẫn hay lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên theo BS Dung, việc ăn uống thả ga, hay dùng những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn sẽ rất dễ gây tăng cân, béo phì.

“Ngoại trừ gây ra tình trạng tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường… béo phì còn được xem là một yếu tố nguy cơ gây bệnh thận. Béo phì liên quan đến tăng độ lọc cầu thận, tăng lượng máu đến thận và tăng lọc ở thận. Do đó, mọi người cần có thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng thức ăn, ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như quả thận nói riêng”, BS Dung khuyến cáo.

Mọi người cần có thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng thức ăn, ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn để bảo vệ thận.

2. Ăn quá mặn, ít uống nước

Mỗi ngày, cơ thể cần 1,5- 2 lít nước, uống nhiều nước giúp thận thải trừ các chất như natri, ure và các chất độc khác khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Do đó, nếu ít uống nước sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 5-6 gram muối trong bữa ăn. “Ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân gây mắc các bệnh lý liên quan đến thận”, BS Dung cho biết.


Ăn quá mặn gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Ăn quá mặn gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

3. Lười vận động

Một người thường hay vận động, tập thể dục, cơ thể sẽ khỏe mạnh và nguy cơ mắc các bệnh thận mãn tính cũng giảm đi. “Do đó hãy tham gia bất kì hoạt động thể chất nào mà bạn ưa thích như đạp xe, bơi lội, đi bộ… để duy trì sự năng động của cơ thể giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng”, chuyên gia này đưa lời khuyên.

4. Không theo dõi huyết áp định kì

Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim, song ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. BS Dung khuyên rằng nên theo dõi huyết áp định kỳ, nếu huyết áp tăng cần đến gặp bác sĩ ngay được tư vấn và điều trị kịp thời.

5. Hút thuốc lá

Hút thuốc làm lưu lượng máu tới thận bị chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng 50% nguy cơ gây ung thư thận.

6. Tự dùng thuốc điều trị

Mỗi khi có triệu chứng ho, đau đầu,… nhiều người vẫn tự ra nhà thuốc mua thuốc hoặc tự ý dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ, BS Dung cho rằng điều này là không nên. “Một số thuốc gây tổn thương thận hoặc bệnh thận nếu dùng thường xuyên. Do đó bệnh nhân cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ”, BS Dung nói.

Một bệnh nhân đang được chạy thận tại BV Nhân dân 115.

BS Dung liệt kê một số triệu chứng khiến nghĩ ngay đến bệnh thận:

- Phù toàn thân;

- Rối loạn đi tiểu: tiểu nhiều, tiểu ít, không tiểu;

- Thay đổi màu sắc nước tiểu: tiểu máu, tiểu đục;

- Đau vùng hông lưng.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh không phải tại thận nhưng có triệu chứng tương tự bệnh thận khiến dễ lầm với bệnh thận ( đau cột sống, bệnh cơ quan sinh dục…). Trong khi bệnh nhân bệnh thận có thể có nhiều triệu chứng khiến không nghĩ đến bệnh tại thận. “Để chẩn đoán sớm bệnh thận, không nên chờ khi có triệu chứng bệnh mới đến khám mà nên chủ động tìm bệnh thận trên những người có nguy cơ cao bị bệnh thận (đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền căn gia đình có người bi suy thận mạn…)”, BS Dung khuyến cáo.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 16 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 19 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top