6 thực phẩm và đồ dùng hàng ngày 'đầu độc' bạn chìm trong vi nhựa - Thủ phạm liên quan đến ung thư, mất trí nhớ
Nghiên cứu tiết lộ, chúng ta đang mang trong não bộ một lượng nhựa tương đương một thìa cà phê, nhiều hơn khoảng 50% so với 8 năm trước. Nếu bạn uống nước từ chai nhựa hoặc ăn thức ăn từ hộp nhựa..., bạn có thể muốn suy nghĩ lại.

Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy, vi nhựa thấm vào cơ thể chúng ta từ các vật dụng hàng ngày - đang hủy hoại sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hạt nhỏ bé này có thể gây ra hậu quả khủng khiếp - từ bệnh tim đến ung thư.

Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trong tuần này cho thấy một số bộ não người chứa tới 7g nhựa, có thể liên quan đến chứng mất trí nhớ. Các nhà khoa học ước tính chúng ta ăn và hít vào lượng nhựa tương đương 50 túi ni lông hoặc 52 thẻ tín dụng mỗi năm. Nhưng làm thế nào để bạn tránh được nó? Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết.
Vi nhựa là gì?
Vi nhựa là những mảnh vụn nhựa nhỏ đã bị phân hủy từ chất thải công nghiệp và hàng tiêu dùng.
GS Matthew Cotton (giáo sư về công lý môi trường tại Đại học Teesside) chia sẻ với Sun on Sunday Health: "Chúng có kích thước nhỏ hơn 5mm, tương đương với một hạt gạo hoặc nhỏ hơn". Nanoplastic là một mối quan tâm đặc biệt.
Ông nói thêm: "Chúng có kích thước từ 1 đến 1.000 nanomet, tức là nhỏ hơn 0.001mm. Chúng hoàn toàn vô hình đối với mắt người nên rất dễ bị nuốt hoặc hít vào mà chúng ta không hề hay biết".
Tại sao bạn cần quan tâm vi nhựa?
Các bằng chứng cho thấy, vi nhựa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của chúng ta đang ngày càng tăng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi nhựa có thể gây ra stress oxy hóa trong phổi và đường hô hấp, có thể gây ho, hắt hơi, chóng mặt. Các nghiên cứu cũng cho thấy vi nhựa có thể dẫn đến những thay đổi trong ruột của chúng ta, dẫn đến đau dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy.

Các nhà khoa học tại Đại học Ottawa đã phát hiện ra mức độ vi nhựa "đáng báo động" có liên quan đến chứng mất trí nhớ trong mô não người. Họ phát hiện ra rằng chúng ta mang trong não một lượng nhựa tương đương 1 thìa dùng 1 lần, nhiều hơn khoảng 50% so với 8 năm trước.
Đặc biệt đáng lo ngại là các hạt polyethylene nhỏ hơn 1/500 chiều rộng của sợi tóc người, dường như tích tụ trong thành mạch máu và tế bào miễn dịch. Mức độ này cao hơn ở những người được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ. Thậm chí còn có liên kết đến ung thư.
Tổ chức Breast Cancer UK cho biết: "Nuốt phải vi nhựa có thể gây viêm và kích ứng, có khả năng dẫn đến tổn thương. Nó có thể phụ thuộc loại nhựa bị nuốt hoặc hít vào, cách chúng được xử lý hóa học và cách chúng phân hủy DNA, thúc đẩy ung thư".
Nhựa đôi khi sử dụng 'hóa chất vĩnh viễn' như phthalates, được tìm thấy trong mỹ phẩm các chất perfluoroalkyl, polyfluoroalkyl (PFAS), được sử dụng trong dụng cụ nấu nướng và chỉ nha khoa.
"Những chất này đã được chứng minh là phá vỡ hệ thống nội tiết của chúng ta, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vú và tuyến tiền liệt. rong khi đó, BPA bắt chước hormone estrogen, có thể can thiệp vào sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ", chuyên gia cho hay.
Vi nhựa ẩn trong những thực phẩm và đồ dùng hàng ngày
1. Túi trà
Trà đựng trong túi lọc có thể là nguồn vi nhựa chính - chủ yếu là polypropylene. Nghiên cứu của Đại học McGill cho thấy, khi một túi trà có chứa nhựa được ngâm trong nước ở khoảng 40 độ C, nó sẽ giải phóng khoảng 11,6 tỷ hạt vi nhựa và 3,1 tỷ hạt nano nhựa vào 1 cốc. Nhiều thương hiệu sử dụng nhựa để giúp niêm phong túi trong quá trình sản xuất. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên uống trà lá rời.

2. Nước đóng chai
Theo nghiên cứu của Đại học Columbia, nếu bạn thường xuyên uống nước từ chai nhựa, hãy đổi sang chai thủy tinh hoặc thép không gỉ. Một chai nhựa 1 lít chứa trung bình 240.000 mảnh nhựa nhỏ, với 90% mảnh là nano nhựa.
Một trong những chất thay thế tốt nhất là chai làm bằng thép không gỉ, chai thủy tinh. Cả hai đều không độc hại, không rò rỉ hóa chất và tồn tại lâu hơn nhiều.
Vi nhựa có thể được tìm thấy trong nước máy do nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm trong quá trình xử lý hoặc phân phối. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể muốn xem xét việc mua một bộ lọc nước. Các chuyên gia cho biết, việc chuyển từ nước đóng chai sang nước máy lọc có thể giảm lượng vi nhựa bạn hấp thụ từ 90.000 xuống 4.000 hạt mỗi năm.
3. Hải sản
Một trong những nguồn vi nhựa lớn nhất trong chế độ ăn uống là hải sản.
Rất nhiều nhựa thải ra đại dương khi lưới và dụng cụ đánh cá bị vứt bỏ trên biển, hoặc khi việc quản lý chất thải trên đất liền kém.
Vi nhựa có thể bị cá, động vật có vỏ tiêu thụ, sau đó xâm nhập vào chế độ ăn uống của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta ăn toàn bộ con vật, nhất là những loài ăn bằng cách lọc như trai và hàu.
Hãy luôn rửa kỹ hải sản trước khi nấu, và nếu bạn ăn nhiều, hãy cân nhắc giảm lượng tiêu thụ.

4. Thức ăn sẵn đựng hộp nhựa
Bạn ăn bao nhiêu bữa ăn sẵn mỗi tuần? Nếu nhiều hơn một vài bữa, thì đã đến lúc thử tự nấu ăn tại nhà.
Nhựa trong bao bì có thể thải ra các hạt vào thức ăn của chúng ta. Điều này cũng áp dụng cho các hộp nhựa tái sử dụng.
Lò vi sóng, hâm nóng hoặc bảo quản thực phẩm trong hộp nhựa có thể khiến vi nhựa bị rò rỉ. Thay vào đó, hãy thử những hộp làm bằng thép không gỉ hoặc thủy tinh.
5. Thớt nhựa
Gia đình bạn dùng thớt nhựa hay thớt gỗ? Nếu là thớt nhựa, hãy cân nhắc chuyển đổi ngay hôm nay. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thớt nhựa của bạn có thể là một nguồn vi nhựa "đáng kể". Theo nghiên cứu của Đại học Bang North Dakota, thớt làm từ polyethylene hoặc polypropylene có thể khiến bạn tiếp xúc với tới 79,4 triệu hạt vi nhựa mỗi năm.

6. Đồ trang điểm
Ngay cả túi đồ trang điểm của bạn cũng có thể chứa đầy vi nhựa. Các sản phẩm tẩy tế bào chết trên mặt, sữa tắm và các sản phẩm trang điểm như son môi, phấn mắt, phấn tạo khối có thể chứa nhựa như polyethylene, polypropylene, polyethylene terephthalate và polymethyl methacrylate.
Hãy cố gắng tránh những thứ này nếu có thể. Đồng thời tìm các chất thay thế tự nhiên, chẳng hạn như đường, muối hoặc hạt mơ tẩy tế bào chết, chú ý đến các chứng nhận như "Không có nhựa bên trong" hoặc nhãn thân thiện với môi trường.
Những sự thật về nhựa có thể bạn không biết
- Một chai nhựa có thể tồn tại 450 năm trong môi trường biển, từ phân mảnh thành những mảnh nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa mà không bao giờ thực sự biến mất.
- 8 triệu mảnh ô nhiễm nhựa xâm nhập vào đại dương mỗi ngày.
- 12 triệu tấn nhựa bị đổ xuống đại dương mỗi năm.
- 80% tất cả các mảnh vụn dưới biển được nghiên cứu là nhựa.
- 5,25 nghìn tỷ hạt vi nhựa và nano nhựa hiện có thể đang trôi nổi trên đại dương, nặng tới 269.000 tấn. Con số đó tương đương với khoảng 1.345 con cá voi xanh trưởng thành và gấp 500 lần số lượng các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.
- 1 trong 3 con cá đánh bắt để con người tiêu thụ hiện nay có chứa nhựa.
Bạn có thể chỉ sử dụng một túi ni lông trong 15 phút, nhưng có thể mất 100 - 300 năm để nó phân hủy.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 10 giờ trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Đàn ông có 3 sở thích này thường sống lâu, tuổi trung niên vẫn cường tráng, cuốn hút
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Những người đàn ông có những sở thích này thường có thể kéo dài tuổi thọ. Họ thường trông trẻ hơn tuổi, năng động và có sức hút lớn.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'
Y tế - 1 ngày trướcKhi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

Uống nước chanh mà cho thêm thứ này da sẽ trắng hồng, chống tia UV, tăng sinh collagen mà nội tạng cũng được làm sạch
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhi kết hợp, hai nguyên liệu này tạo thành một công thức đơn giản nhưng có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, từ làn da, hệ tiêu hóa cho đến chức năng gan.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.