6 việc bạn có thể làm ngay bây giờ để phòng ngừa bệnh cúm
Nước Mỹ đang chứng kiến một mùa cúm đặc biệt nghiêm trọng và chết người. Theo báo cáo mới nhất của CDC, dịch cúm hiện nay đã gây ra ít nhất 53 trường hợp tử vong ở trẻ em.

Mức độ cao của bệnh đã được báo cáo ở 42 tiểu bang và số ca nhập viện do cúm vẫn tiếp tục gia tăng trên khắp nước Mỹ.
Bệnh cúm nguy hiểm nhất đối với người già từ 65 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi, và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Những nhóm người này dễ bị những biến chứng nặng hoặc thậm chí tử vong do cúm.
Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị mắc cúm và có những bước mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Tiêm phòng cúm
Cách bảo vệ tốt nhất tuyệt đối chống lại cúm là tiêm phòng cúm, cho dù vắc xin này còn xa mới đạt mức lý tưởng. CDC khuyến cáo tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng cúm hằng năm.
Tuần trước, các nhà nghiên cứu Canada đã báo cáo rằng vắc xin cúm năm nay có hiệu quả chưa đến 20% đối với chủng vi-rut chiếm ưu thế nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng vắc-xin vẫn có tác dụng bảo vệ nhất định và có thể làm giảm mức độ nặng của bệnh nếu chẳng may bị nhiễm.
Mặc dù cách tốt nhất là tiêm phòng trước khi bắt đầu mùa cúm, song các chuyên gia cho biết vẫn chưa phải là quá muộn để tiêm phòng nếu bạn chưa tiêm.
Tránh tiếp xúc với người ốm
Những người bị cúm có thể lây vi-rút sang người khác trong vòng bán kính chứng 2 mét. Bệnh cúm lây lan chủ yếu qua các giọt dịch nhỏ lơ lứng trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt dịch nhỏ này có thể đi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể bị hít vào phổi, hoặc lưu lại trên các bề mặt gần đó.
Để tránh bị bệnh, nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh và nghỉ học hoặc nghỉ làm ở nhà nếu bị ốm. Cũng tránh sờ tay vào mắt, mũi và miệng, vì vi-rút xâm nhập vào cơ thể theo cách này.
Rửa tay thường xuyên
Một cách quan trọng khác để tránh bị ốm do cúm hoặc các mầm bệnh khác là rửa tay thật sạch. Cách rửa tay đúng là: kì cọ hai bàn tay với xà phòng và nước ít nhất 20 giây. Nếu cần hẹn giờ, các chuyên gia khuyên nên nhẩm theo bài "Happy Birthday " từ đầu đến cuối hai lần. Đừng quên kì cọ cả phần mu tay, kẽ giữa các ngón tay, và dưới móng tay.
Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất sát trùng tay có cồn.
Giữ môi trường sạch sẽ
Mặc dù các chuyên gia tin rằng vi-rút cúm chủ yếu lây từ người sang người qua các giọt nhỏ trong không khí, nhưng cũng có thể bị cúm do chạm vào bề mặt hoặc vật dụng có vi-rút cúm ở trên và sau đó lại sờ vào miệng hoặc mũi. Tay nắm cửa, mặt quầy, bàn ăn trên máy bay, bàn phím máy tính và điện thoại có thể lặng lẽ truyền vi-rút từ người này sang người khác.
Để tránh điều này, hãy vệ sinh và khử trùng bề mặt và vật dụng có thể bị nhiễm những mầm bệnh như cúm. Các đồ gia dụng như khăn trải giường, dụng cụ nấu ăn, bát đũa của người bệnh không nên dùng chung với người khác nếu không rửa kỹ.
Che miệng khi ho và hắt hơi. Để tránh mầm bệnh lây lan, tránh ho và hắt hơi trực tiếp vào tay. Thay vào đó, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy và sau đó bỏ đi ngay, hoặc ho hoặc hắt hơi vào phần tay áo trên cổ tay.
Mang khẩu trang khi đến bệnh viện
Mặc dù không hiệu quả 100%, khẩu trang phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm. Vì bệnh nhân ở bệnh viện vỗn đã có bệnh khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, nên việc thực hiện các biện pháp để bảo vệ họ khỏi bị cúm - như cho người vào thăm mang khẩu trang và rửa hoặc khử trùng tay mỗi khi vào phòng – là rất quan trọng. Người khỏe đến thăm cũng sẽ được lợi từ sự bảo vệ của khẩu trang khi mà nhiều bệnh viện bị quá tải bệnh nhân cúm.
Uống thuốc kháng vi-rút nếu được bác sĩ kê đơn
Nếu bạn bị cúm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút như Tamiflu để điều trị. Những loại thuốc kê đơn này khác với kháng sinh chỉ điều trị nhiễm khuẩn chứ không có tác dụng chống lại vi-rút cúm.
Thuốc kháng vi-rút có thể làm bệnh nhẹ hơn và rút ngắn thời gian bạn bị ốm, nhất là nếu được dùng sớm ngay sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm - như người từ 65 tuổi trở lên, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, và những người có các vấn đề y tế khác – thuốc kháng vi-rút có thể đồng nghĩa với sự khác biệt giữa bệnh nhẹ và bệnh nặng phải nhập viện.
Nếu được kê đơn thuốc kháng vi-rút, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc.
Theo Dân trí

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 49 phút trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 6 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.